Bài viết liên quan
Tuỳ theo loại động cơ
mà liên họp có thể gắn ở đầu trục bên phải của cốt máy hoặc gắn ở đầu trục sơ
cấp của họp số.
I. Công Dụng- Phân Loại :
-
Liên họp đặc giữa động
cơ và họp số có những công dụng như sau:
-
Làm cho động cơ liên
hệ với hệ thống tuyền cơ một cách từ từ vàêm diệu.
-
Cắt đức tạm thời sự
liên hệ đó không sang số.
-
Làm động cơ dừng mà xe
vẫn chạy.
-
Tạo sự an toàn khi xe
quá tải lúc này dây họp bị tuột.
-
Có thể chia dây họp
làm 3 loại như sau:
-
Liên họp có điểm ma
sát có tay điều khiển được dùng ở các xe nam giới.
-
Ly họp đó điểm ma sát
không tay điều khiển dùng ở các xe nữ giới.
II. Ly họp có đĩa ma
sát có tay điều khiển.
1. Cấu Tạo
Bộ ly hợp này có 2 cơ cấu chính , là cơ cấu điều
khiển và cơ cấu ly hợp.
a.
Cơ cấu điều khiển
-
Gồm tay điều khiển
giồng như tay láy ruột dây cáp và võ dây cáp có ốc chỉnh để tăng giảm chiều dài
và cần điều khiển đặt ở catte ly họp để tác động lên bộ ly họp khi muôn tắc
chuyển động dùng tau bốt.
b.
Cơ cấu ly họp:
Gắn ở đầu cốt máy hoặc đầu trục sơ cấp gồm có các chi tiết sau:
-
Vỏ ly họp (còn gọi là
đùm) : luôn luôn chuyển động theo cốt máy nếu đùm gắnở cốt máy thì trục đùm ga
có rảnh then hoa để quay theo cốt máy, nếu đùm gắn với đầu cốt sơ cấp thì có
một bánh gắn lớn dính liền với đùm để nhận sự chuyển động của cốt máy, máy nhỏ
một bangh1 răng nhỏ (cặp bánh răng tuyền
động cơ, người ta gọi là nhông hú).
-
Lõi đựoc gắn chung với
trục đùm nếu trường họp gắn ở đầu cốt máy thì lỗi phải qua trên với trục , nếu
gắn ở đầu cốt sơ cấp thì lỗi. Phải quay theo trục phía ngoài lổi có rảnh then hoa để lấp đĩa bố
hay đĩa sắt lỗi luôn chuyển động theo cốt sơ cấp.
-
Một đĩa lót còn gọi là
đĩa ép được chế tạo bằng gang hoặc thép lắp dưói đùm đĩa này luôn luôn quay
theo đùm
-
Một đĩa bố và một đĩa
sắt gắn xen kẻ với nhau có bao nhiêu đĩa bố thì có bấy nhiêu đĩa sắt, vòng
ngoài hoặc trong các đĩa các rảnh then hoa để ăn khớp với rảnh ở đùm hoặc lỗi,
nếu đĩa bố quay theo lỗi thì đĩa sắt quay theo đùm hoặc ngược lại.
-
Nhiều lò xo ép chặt
các đĩa bố và đĩa sắt lại với nhau thường từ 4 hoặc 6 lò xo
-
Các bộ phận của liên
họp được giữ lại ở trong đùm và một khoe dây ngoài ra tuỳ theo ly họp thường có
gắn thêm các lò xo giảm chấn hoặc cao su giảm chấn.
2 . Nguyên lý làm việc:
a . Ly hợp ở vị trí hợp:
Bình thường khi động cơ di
chuyển, cốt máy quay, đùm ly hợp quay
theo dĩa bố quay ( trường hợp dĩa bố quay theo đùm, dĩa sắt quay theo lõi ),
lúc này dĩa bố và dĩa sắt bị lò xo ép chặt nên dĩa sắt quay theo kéo lõi quay.
Nếu xe ở số 0 thì xe đứng yên, nếu xe có gài số thì cốt thứ cấp quay làm xe di
chuyển.
b. Ly họp ở vị trí ly.
-
Khi muốn sang số thì
ta bốt tay ly họp, qua trung gian cơ cấu điều khiển các lò xo ép bị ép lại, cốt
máy quay , đùm quay đĩa bố quay theo, nhưng đĩa bố và đĩa sắt không quay theo đĩa bố, chuyển động từ cốt
máy sang cốt sơ cấp bị cắt đứt. Khi ta sang số xong từ từ buôn liền họp đĩa bố và đĩa sắt bị ép lại
chuyển động từ cốt máy được tuyền sang cốt sơ cấp ly họp trở lại vị trí họp.
-
Nguyên tắc sử dụng để
nâng cao tuổi thọ, ly họp ta phải theo quy tắc như sau:
-
Không dùng ly họp để
giảm tốc độ bằng cách bốt tay ly họp vì
làm như thế các đĩa bố và đĩa sắt rất hao mòn hoặc lớp bố bị chay dứng.
Khi cần sang số hay dừng lại thì bóp tay ly họp phải bóp nhanh một cách
dứt phát khi buôn thì phải buôn từ từ đồng thời lên ga từ từ .
III. Bộ Ly Hợp Có Đĩa Ma Sát, Không Tay Điều Khiển : ( tự động )
1. Cấu tạo :
-
Nồi bộ ly hợp này có
cấu tạo giống như trên nghĩa là có đùm, lỗi, đĩa bố, đĩa lót và đĩa ép. Tuỳ theo
loại xe mà có 1 hoặc 4 đĩa bố.
-
Ngoài ra còn có thêm 1
đĩa đựng đạn đặt dưới đĩa lót, đĩa này quay theo đùm và trong đó có chứa các
viên bi đũa từ 8 hoặc 12 viên, các viên đạn này nằm trong các rãnh chia đều
xung quanh. Các rãnh này có độ dốc để các bi đũa trượt lên và văng lên cao khi
ở tốc độ cao và tuột xuống khi ở tốc độ thấp.
2. Vận Chuyển :
Bình thường khi động cơ không hoạt động hoặc
hoạt động ở tốc độ thấp, ly hợp ở trạng thái ly.
-
Khi động cơ hoạt động
ở tốc độ thấp cốt máy quay, đùm quay, đĩa đựng đạn quay, đĩa sắt quay. Nhưng vì
tốc độ quay thấp các viên đạn còn nằm ở dưới nên đĩa bố và đĩa sắt di chuyển tự
do cho nên chỉ có cốt máy quay, đùm quay nhưng lỗi không quay theo được nên xe
đứng yên.
-
Khi ta lên ga tốc độ
động cơ tăng khi đạt từ 1800 vòng/ phút trở lên. Lực ly tâm lúc này đủ lớn các
viên đạn trượt theo rãnh lên phía trên làm đĩa ép, đĩa bố, đĩa lót ép chặt lại
với nhau, kéo theo lỗi quay theo truyền chuyển động qua nhông cuốn nhỏ nên làm
xe di chuyển.
-
Do đặc điểm cấu tạo ly
hợp không truyền chuyển động ngược lại nghĩa là nếu đùm đứng yên dù ta quay lỗi
với tốc độ nào đi nữa thì đùm vẫn không quay theo được vì thế riêng với loại xe
Yamaha và Suzuki nữ, nếu bộ phận khởi động hư gài số đẩy xe nhưng piston vẫn
đứng yên.
3. Đặc Điểm Của Ly Hợp C50 và Cúp :
-
Đối với loại xe C50
trở về sau, lỗi cấu tạo có 2 tầng. Tầng ngoài có rãnh then hoa liên kết với đĩa
bố, phía trong có phay rãnh xoắn để liên kết với chốt ở cốt trong. Khi ta gài
số đẩy xe hoặc đạp dò đạp nhờ cơ cấu truyền động làm cho cốt sơ cấp quay, tầng
trong của lỗi quay theo. Khi tầng trong của lỗi quay đầu tiên nó di chuyển theo
rãnh xoắn dọc theo trục làm tầng ngoài đi lên máng theo đĩa sắt và đĩa bố ép
chặt vào nhau nên kéo được cốt máy quay làm cho động cơ vận chuyển. Lúc động cơ
đã nổ thì trục cốt máy trở thành trục chủ động truyền chuyển động ngược lại cho
trục sơ cấp. Tầng ngoài trở thành chủ động nên kéo tầng trong đi xuống các đĩa
đi xuống làm tách các đĩa sắt và đĩa bố ra ly hợp lại ở vị trí ly.
-
Khi muốn cắt chuyển
động : một đầu của cần sang số có gắng một cần ăn khớp với một đĩa có 3 rãnh
nhấp nhô, bình thường 3 viên bi tròn nằm chung một ghế ở vào vị trí sau nhất
của rãnh. Lúc ta đạp cần sang số tới hoặc lui cần điều khiển vẫn để đĩa đựng
đạn lấp một góc bộc 3 viên bi phải leo lên vị trí cao nhất nên đùm bộ ly hợp bị
ép vào trong các lò xo ép không ép được đĩa lót nên đĩa bố và đĩa sắt bị tách
ra chuyển động. Vì thế nên ly hợp này có thêm một vít điều chỉnh đĩa đựng đạn
gần hoặc xa với đùm ly hợp.
IV. Bộ Ly Hợp Không
Đĩa Ma Sát, Không Tay Điều Khiển :
1. Cấu Tạo :
-
Bộ ly hợp này sử dụng
trên các xe có công suất nhỏ không dùng hộp số như Pergeot, Mobylette và đến
ngày nay được áp dụng lại cho bộ ly hợp trước của xe dream gồm có 2 bộ phận
chính.
a. Một đĩa phát động : gắn vào cốt máy và quay theo cốt máy trên đĩa có 2 hoặc 3 quả văng qua
xung quanh 1 góc cố định, có lò xo kéo, mặt ngoài có dáng bố, bình thường 3 lò
xo kéo 3 quả văng không cho ma sát cho dễ tiếp động.
b. Một đĩa tiếp động : Gắn chung trục với dĩa phát phát động và quay trơn, dĩa tiếp động liên
hệ với chuyển động của bánh xe.
Đối với xe PC dĩa tiếp động hình
tang trống, mặt trong tiện tròn để bố ma sát 3 quả tạ tì vào khi xe vận chuyển.
Giữa dĩa có dự trù 3 rãnh chứa3 viên bi , 3 viên bi này được giữ lại một cái
khung hình tam giác, trên viên bi là một dĩa tròn nhỏ mặt dưới có rãnh tì vào 3
viên bi , mặt trên có dán một khoanh bố ma sát. Một bánh xe răng nhỏ dính liền
với dĩa tiếp động để liên hệ với chuyển động của bánh xe.
2. Vận Chuyển :
Khi động cơ hoạt động ở tốc độ
thấp, cốt máy quay kéo dĩa phát động quay theo, vì tốc độ thấp lực ly tâm yếu
hơn sức kéo lò xo nên máy nổ mà xe vẫn đứng yên. Khi ta lên ga, tốc độ động cơ
tăng lên, khi tốc độ động cơ khoảng 2000 vòng/ phút lực ly tâm của quả tạ lớn
hơn sức kéo lò xo, 3 mặt ma sát bung ra tì sát vào mặt trong dĩa tiếp động kéo
dĩa này quay theo qua cơ cấu truyền chuyển động làm bánh xe di chuyển và tốc độ
này tuỳ thuộc vào vị trí tay ga. Muốn dừng xe ta giảm tốc độ, ly hợp trở về vị
trí ban đầu.
V. Điều Chỉnh và Những Hư Hỏng Của Bộ Ly Hợp :
1. Điều chỉnh bộ ly hợp :
Là làm cho lò xo dĩa bố, dĩa
sắt,…. Thích nghi với tình trạng ly và hợp.
a.
Điều chỉnh ly hợp xe có tay điều khiển :
-
Để xe ở số 0
-
Bóp tay ly hợp từ từ
đồng thời đạp nhẹ chân đạp máy.
-
Khi đạp chân đạp máy (
giò đạp ) thấy trơn tuột, lúc ấy khoảng chạy không ở tay bớp từ 1 đền phân là
đúng ( hoặc tuỳ theo tầm tay bớp của người sử dụng).
-
Nếu khoảng chạy không
nhỏ quá ( vừa bớp là đạp tuột liền) hay lớn quá( bớp sát vào mới tuột ) thì ta
hiệu chỉnh ốc hiệu chỉnh ở vỏ dây, bộ phận điều khiển ở cạcte ly hợp hoặc tăng
giảm ốc siết cáp ở cuối dây.
-
Sau khi điều chỉnh
xong thử lại bằng cách đạp chân cho máy nổ giòn không tuột. Bóp tay ly hợp và
sang số . số vào dễ dàng xe không trườn tới hay chết máy. Từ từ thả tay ly hợp
đồng thời lên ga xe di chuyển êm dịu là tốt.
2. Hư hỏng và sửa chữa bộ ly hợp :
a.
Ly hợp bị dính :
·
Hiện Tượng : Lúc xe chưa nổ máy,
bóp tay ly hợp, đạp giò đạp thấy rít. Khi xe nổ máy, bóp tay ly hợp vô số thì
xe chết máy hoặc kéo xe chạy luôn.
·
Nguyên nhân :
-
Khoảng chạy không quá
lớn ( điều chỉnh sai )
-
Dầu nhớt quá đặc.
-
Dĩa bố dày quá tiêu
chuẩn ( dĩa bố lô lâu ngày bị giãn nở ).
-
Dĩa bố bị cháy do
thiếu nhớt.
-
Lò xo ép quá mạnh.
-
Bạc thau ly hợp quá
ngắn.
b.
Bộ ly hợp bị tuột ( xốt ):
·
Hiện Tượng :
-
Đạp giò đạp thấy tuột
hay rít mặc dầu không bớp tay ly hợp.
-
Khi máy nổ bớp ly hợp
sang số từ từ buông ly hợp đồng thời lên ga xe vẫn đứng yên hoặc tiến tới rất
chậm .
-
Khi đi số lớn hay chở
nặng lên ga lớn tiếng máy rú lên nhưng t6c1 độ xe không tăng.
·
Nguyên nhân :
-
Do điều chỉnh sai
khoảng chạy tự do quá nhỏ hoặc không có.
-
Dĩa bố hoặc dĩa sắt
mòn hay gãy chấu.
-
Lò xo ép quá yếu.
-
Tay bớp hay bộ phận
điều khiển bị kẹt.
-
Xe chở quá tải.
-
Dĩa bố bị chay cứng.
c.
Ly hợp bị kêu :
-
Mỗi lần cắt ly hợp
nghe tiếng kêu rè rè ở nồi Ambrada, là do bạc đạn vỏ nồi ly hợp quá mòn.
-
Khi máy nổ ở tốc độ
thấp có tiếng kêu lộc cộc nhưng khi lên ga thì hết là do nồi ly hợp siết không
chặt, rãnh then hoa ở nồi ly hợp mòn.
-
Các tiếng kêu khác là
do lò xo gãy , cao su giảm chấn hư, lò xo giảm chấn gãy sút.
d.
Các trường hợp khác :
Mỗi lần buông tay ly hợp hay
buông chân số, xe rung giật rồi mới chạy bình thường, nguyên nhân do : Dĩa bố
hay sắt bị vênh, lò xo cái mạnh cái yếu, rãnh thành đùm có chớn. Ở xe Dream là
do bố ly hợp 1 không đều, lò xo kéo quả văng cái mạnh cái yếu.
-
Xe chạy có tiếng hú gió : Nếu đang chạy nhanh
mà đè cần số hay bớp ly hợp tiếng hú hết là do mòn cặp nhông hú, nếu vẫn còn hú
là mòn bánh răng ở hộp số.
Khi có tiếng hú khắc phục bằng
cách :
-
Đời YJ trở về trước
phải tiện 1 đầu nhông hú nhõ để trở đầu.
-
Đời YK trở về sau chỉ
cần trở đầu vì nhông hú không vạt. Nếu bạc thau nhông hú mòn thì thay mới, nếu
bị rộng thì chêm. Sau cùng là trở mặt nhônh hú lớn.
·
Hư hỏng ở ly hợp có dĩa ma sát không có tay điều khiển :
-
Vô số lên ga xe mới
chạy là do dĩa bố, dĩa sắt mòn hay dĩa đựng đạn mòn.
-
Vô số chưa lên ga tắt
máy hay chạy tới luôn là do dĩa bố, dĩa sắt quá dày. Dĩa bố chay, đạn bị kẹt.
·
Lưu ý : Đối với xe Dream phía dưới bộ ly hợp có lắp một
máng chứa nhớt nếu ta không lắp máng vào thì lúc máy nổ sẽ có tiếng kêu. Nổ lâu
máy rất nóng và tuổi thọ của bố bị giảm.
Đối với một số nồi
đặc biệt như Yamaha Dame, Suzuki Dame có 12 viên bi đũa trong đó có 2 viên nặng
nhất hoặc có kí hiệu giống nhau, khi lắp hai viên này phải đối xứng qua tâm.
Thẻ :
Giáo trình sửa xe,
Xe máy
Bình Luận