Giáo trình phần 3: Hệ thống phân phối khí - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. »
  3. »
  4. Giáo trình phần 3: Hệ thống phân phối khí

Giáo trình phần 3: Hệ thống phân phối khí

Bài viết liên quan


I/ Công Dụng- Phân Loại :
         Hệ thống phân phối khí có nhiệm vụ đưa hoà khí hút vào xylanh và cho khí cháy thoát ra ngoài đúng lúc, đúng thì.
II/ Nguyên Lý Làm Việc Hệ Thống Phân Phối Khí Động Cơ 4 Thì :
Khi động cơ hoạt động bánh xe răng cốt máy kéo bánh xe răng cốt cam quay theo nhờ sên cam. Bánh xe răng cốt cam kéo cốt cam trên đó có hai bướu cam quay theo. Ở thì hút cam hút đội cò mổ làm xupáp hút mở ra hoà khí được hút vào xylanh, cuối thì hút bướu cam không đội nửa lò xo đẩy xupáp hút đóng lại. Ở hai thì nén và nổ giãn 2 xupáp đều đóng . Đến thì thoát bướu cam thoát đội cò mổ đè xupáp thoát mở ra khí cháy bị đẩy ra ngoài, đến cuối thì thoát cam không đội nửa lò xo đẩy xupáp thoát đóng lại. Vào chu kỳ kế tiếp xupáp hút lại mở ra và cứ như thế mà hệ thống làm việc.
I.                  Cấu Tạo Các Chi Tiết Của Hệ Thống :
1.  Bánh xe răng cốt máy :
-   Theo chu kỳ vận chuyển của động cơ 4 thì muốn làm xong 1 chu kỳ piston lên xuống 4 lần, cốt máy quay 2 vòng trong lúc ấy cốt cam chỉ quay có 1 vòng vì mỗi xupáp chỉ đóng mở có 1 lần . Do đó bánh xe răng cốt máy có đường kính hay số răng bằng nửa bánh xe răng cốt cam .
-   Bánh xe răng cốt máy được chế tạo rời rồi ép cứng vào đầu cốt máy , phía ngoài bạc đạn, đối với xe SS50, C50, C65, bánh xe răng cốt máy lắp ở bên trái và rãnh chân răng ngay với rãnh chốt clavét. Đối với xe PC bánh xe răng cốt máy lắp phía bên phải ( bên ly hợp ) và dấu chấm bánh xe răng ngay giữa tâm đến piston ở TĐT.
2.  Bánh xe răng cốt cam và cốt cam:
-   Bánh xe răng cốt cam có đường kính lớn gắp đôi bánh xe răng cốt máy được lắp ở đầu cốt cam có nhiệm vụ nhận năng lực từ cốt máy để điều khiển xupáp đóng mở đúng lúc đúng thì.
-   Cốt cam là một cây cốt bằng thép hai đầu tiện tròn tựa hai bên lỗ trục ở nắp quylát. Honda 81 đời đầu cốt cam đầu nhỏ đầu lớn. Honda 81 trở về sau hai đầu tựa lên hai bạc đạn. Phần giữa có hai bướu cam để điều khiển hai xupáp, trên cốt có khoan các lỗ để dẫn dầu làm trơn, ở một đầu cốt cam có khoan 3 lỗ ven răng để lắp bánh xe răng cam. Ngoài ra còn có một lỗ không ven răng lúc ta quay lỗ này ngay với đầu khoét ở đầu quylát cũng là cốt cam đang ở cuối thì ép. Một số xe từ cup 81 trở về sau chỉ có hai lỗ ráp bánh răng cam.
3.     Cò mổ :

Cò mổ còn gọi là đòn gánh, chi tiết trung gian giữa cốt cam và xupáp có nhiệm vụ biến chuyển động xoay tròn của cốt cam thành chuyển động lên xuống để đóng mở xupáp. Cò mổ được rèn bằng một thứ thép đặc biệt, một đầu chịu sức đẩy của bướu cam, một đầu chịu sức đẩy của lò xo xupáp. Ở phía chịu sức đẩy của xupáp có gần một vít và một tán để điều chỉnh khe hở xupáp, Cò mổ được gắn trên một cây cốt bọng ruột lắp ở đầu quylát còn gọi là cốt cò mổ. Cốt này một đầu có ven răng một đầu không, đầu có ven răng hướng ra ngoài để tháo ráp dễ dàng.
4.     Xupáp và các bộ phận phụ thuộc :
a.   Xupáp : Một xylanh động cơ có hai xupáp, một cái gọi là xupáp hút , một cái gọi là xupáp thoát. Xupáp hút có nhiệm vụ làm cho xylanh tiếp xúc với bộ chế hoà khí ở thì hút và xupáp thoát làm cho xylanh tiếp xúc với khí trời ở thì thoát.
 Cả hai xupáp hình dạng giống như nhau được rèn bằng một thứ thép đặc biệt có pha niken để đủ sức chịu đựng nhiệt độ cao và sự đập vả liên tiếp mà không biến dạng. Một xupáp gồm 3 phần :
-      Đầu : hình tay nấm có vạt cái lợi hình nón mà góc ở chớp thường là 900 hay 1200. Thường xupáp hút có đầu lớn hơn xupáp thoát để cho hoà khí hút vào nhiều hơn, trên đầu có tiện 1 cái rãnh để xoáy xupáp.
-      Thân xupáp để dẫn hướng chuyển động của xupáp, thân được tiện tròn và di chuyển trong một cái ống gọi là ống kềm xupáp.
-      Đuôi xupáp ở cuối cùng được tiện nhỏ hơn thân một tí, trên đuôi có tiện rãnh để lắp chén chận lò xo xupáp và chốt chận.
b.  Các bộ phận phụ thuộc:
-   Ong kềm xupáp : Là một ống hình trụ có một cái lợi ở giữa được lắp vào quylát bằng cách ép cứng. Mặt trụ phía trong dùng để hướng dẫn xupáp lên xuống, nó được làm bằng gang vì kim loại này có tính chất tự làm trơn. Ong kềm xupáp mòn có thể lên dầu buồng đốt, hút gió vào xylanh nếu là xupáp hút và khí cháy xì ra phòng đầu quylát nếu là xupáp thoát.
   Riêng ở xe C50, SS50, C65, phía ngoài ống kềm xupáp thoát có một cái chụp, trong có một cái phốt cao su nhỏ để ngăn dầu không cho lên buồng đốt, Honda cup đời 81 trở về sau cả hai xupáp đều có phốt và chụp dính chung.
-   Lò xo xupáp : Có nhiệm vụ đóng kín xupáp trên bệ của nó khi cam không còn đội nữa. Lò xo làm bằng thép trui cứng, một đầu tựa vào lợi ống kềm đầu khác chui vào chén chận ở đuôi xupáp. Ở xe PC mỗi xupáp chỉ có một lò xo, ở xe C50, SS50, C65 xupáp có hai lò xo, cái nhỏ ở trong cái lớn ở ngoài với mục đích đề phòng cái ngoài bị gãy thì cái trong giữ cho xupáp không rơi vào phòng nổ. Cup 81 xupáp có 1 lò xo, cúp 82 trở về sau xupáp có hai lò xo.
-   Chén chận, chốt chận: Chén chận là nơi tựa lò xo đế xupáp mục đích giới hạn độ bung của lò xo để xupáp được đóng kín. Chén chận được lắp ở đuôi xupáp và được khoá lại bằng hai nửa chốt chận dạng côn hình móng ngựa. Ở xe PC không có chốt chận trường hợp này chén chận được giữ lại bằng cách chén chận có khoan hai lỗ thông nhau lõ lớn để xỏ đuôi xupáp vào, lỗ nhỏ để khoá không cho chén chận bung ra.
-   Bệ xupáp : Là nơi lợi xupáp tựa lên khi nó đóng kín góc độ của bệ tuỳ thuộc góc độ của lợi. Có loại bệ đúc liền nơi quylát, loại có lợi được làm rời rồi ép cứng vào. Lợi được làm bằng thép để giảm sự cọ mòn. Hiện nay đa số bệ làm rời để vấn đề thay thế dễ dàng đỡ tốn kém.
5.     Cơ Cấu Căng Sên Cam :
-      Cơ cấu căng sên cam có nhiệm vụ làm cho sên cam luôn luôn được căng thẳng tự động. Nếu sên cam trùng sẽ phát ra tiếng kêu, chạy cầm chừng không tròn vòng.
Đối với xe PC cơ cấu căng sên cam chỉ là một bánh xe cao su gắn trên một cần di chuyển quanh một trục, một lò xo luôn luôn đẩy cần bung ra để bánh xe cao su luôn luôn tì vào sên cam làm căng sên cam ra.
Đối với xe Honda C50, C65, SS50, Honda 90, Dream,… cơ cấu căng sên cam gồm có: một bánh xe cao su dẫn hướng ở sên cam lắp ở hông xylanh, một bánh xe răng điều khiển bơm dầu, một bánh cao su căng sên cam. Bánh xe căng sên cam được lắp trên một cần căng sên. Cần này di chuyển xung quanh một điểm tựa, một đầu cần gắn bánh xe căng sên, đầu kia tựa lên một piston mà piston di chuyển trong một xylanh và luôn luôn đẩy cần nhờ một lò xo căng sên bung ra, lò xo được giữ lại nhờ một ốc đậy lò xo. Ngoài ra phía dưới xylanh có gắn một van dầu một chiều thông với cạcte dầu.
-      Lúc động cơ vận chuyển sên cam sẽ có lúc chùn lúc căng, lúc này bánh xe căng sên cam luôn luôn tựa vào sên, nhờ lò xo đẩy piston nên sên cam luôn luôn được căng thẳng. Cũng trong lúc này piston di chuyển lên xuống, khi piston bị lò xo bung đẩy ra chạy lên sẽ hút dầu từ cạcte qua van một chiều vào xylanh, khi sên căng piston bị đẩy xuống dầu này sẽ tràn qua khe hở giữa piston và xylanh đưa lên ra ngoài trở về cạcte, nhờ thế mà sên cam được căng tự động và êm dịu.
IV/ Điều Chỉnh Sửa Chữa Hệ Thống Phân Phối Khí :
1.     Ráp đĩa hút vào cốt máy ở xe Yamaha và xe Bridgestones :
Dĩa hút ráp vào cốt máy có định vị sẵn, tuy nhiên nếu không để ý ta sẽ ráp lộn 1800 ( nữa vòng) và ráp như sau ;
-   Quay cốt máy để piston lên TĐT.
-   Ráp dĩa hút vào cốt máy, xoay dĩa hút thế nào để dĩa hút không đậy lỗ hút.
-   Xả chốt định vị nắp dĩa hút liên hệ với cốt máy.
-   Ráp nắp đậy dĩa hút lại.
-   Thử bằng cách quay cốt máy để piston lên TĐT: xỏ cây vặn vít vào lỗ hút, cây vặn vít không bị cản lại là đúng.
2.     Cân cam :
Cân cam nghĩa là đặt cho cốt cam đúng vị trí trước khi nó liên hệ với cốt máy. Đối với vị trí nhất định của cốt máy cốt cam phải ở vị trí tương ứng để cho xupáp đóng mở đúng lúc đúng thì.
a.  Cân cam xe C50, SS50, C65, Honda cúb các loại :
-   Quay cốt cam để lỗ không ven răng đầu cốt ngay với dấu khoét nơi quylát.
-   Quay cốt máy để dấu T trên vôlăng ngay dấu khoét bên hông cạcte.
-   Máng bánh xe răng cam vào, lúc này 3 lỗ ở bánh xe răng cam ngay với 3 lỗ ở cốt cam, ráp bánh răng cam vào cốt cam.
-   Thử lại bằng cách quay cốt máy hai vòng để dấu T ở volant ngay với dấu cạcte, lúc này dấu 0 ( J ) ở bánh xe răng cam ngay với dầu khoét trên quylát.
b.  Cân cam xe PC :
-   Quay cốt máy để piston ngay TĐT ( dấu T ở volant ngay dấu cạcte ).
-   Ráp quylát vào, kéo sên cam thẳng ra.
-   Lồng cốt cam có bánh răng cam vào, canh thế nào để khi máng được sên cam vào thì hai lỗ nơi bánh xe răng cam ngang với mặt phẳng quylát.
-   Xỏ trục cốt cam vào gắn chốt định vị, vặn ốc lại.
-   Thử lại bằng cách quay 2 vòng lúc dấu"T" ở volant ngay dấu cạcte thì hai lỗ nơi bánh xe răng cam ngang với mặt phẳng quylát.
3.     Hiệu chỉnh xupáp :
Hiệu chỉnh xupáp là tạo ra một khe hở giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ để khắc phục sự giãn nở dài của xupáp làm cho xupáp đóng được kín. Nếu khe hở ít hoặc không có động cơ sẽ thiếu sức ép, khó phát hành, nổ dội lại bộ chế hoà khí , đôi lúc không nổ được. Nếu khe hở nhiều quá xupáp sẽ mở trễ đóng xuống, hòa khí vào không đầy đủ, khí cháy thoát không hết và có tiếng khua xupáp. Khe hở này phại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Với xe C50, C65, SS50, Dream, Futute,… khe hở được ấn định cho cả hai cây xupáp hút và thoát là 0,05 mm.
  Phương pháp hiệu chỉnh như sau :
-      Tháo ốc đậy xupáp hút và thoát.
-      Tháo cạcte đuôi cá.
-      Quay volant để piston ở TĐT cuối thì ép, lúc này dấu T trên volant ngay dấu cạcte.
-      Dùng chìa khoá 9 nới lỏng ốc khoá hiệu chỉnh.
-      Vặn ốc hiệu chỉnh ra hay vào để có khe hở thích hợp ( thường khe hở này ít ai dùng lá cỡ đo mà chỉ cầm đầu cần mổ lắc lên xuống không được, qua lại được là đúng.
-      Giữ nguyên vít hiệu chỉnh và siết chặt ốc khoá lại.
-      Hành động như thế cho cả hai xupáp.
-      Kiểm soát lại bằng cách quay volant 2 vòng và kiểm tra lại khe hở, nắp cò mổ lắc qua lại được, lên xuống không được là đúng.
4. Xoáy xupáp :
 Sau một thời gian vận chuyển do sự đập vả liên tiếp, tiếp xúc với áp suất và nhiệt độ cao, xupáp sẽ bị rỗ đòng không còn kín nữa, vì vậy cần xoáy xupáp là làm cho lợi và bệ xupáp đóng thật kín.
a.  Dụng cụ xoáy :
-      Lon cát xoáy có hai đầu, một bên cát lớn, một bên cát nhuyễn, cây xoáy, dầu nhớt, giẻ lau.
b.  Phương pháp thực hành :
-   Các chi tiết ở đầu quylát đã được tháo rời, chùi rửa sạch sẽ.
-   Thoa một lớp cát mỏng loại lớn lên lợi xupáp.
-   Đặt xupáp vào bệ của nó.
-   Dùng cây xoáy hay cây vặn vít để xoáy bằng cách đẩy xupáp lên chặn xuống vừa xoay.
-   Đầu tiên xoáy bằng cát lớn, sau đó xoáy cát nhuyễn và sau cùng là dầu nhớt. Mục đích cát lớn để phá vết rỗ, cát nhuyễn để làm bằng mặt và dầu nhớt để cho láng.
-   Sau khi xoáy xong thử lại bằng cách :
 + Chùi sạch sẽ bệ và lợi, dùng bút chì gạch đều xung quanh lợi, gắn xupáp vào bệ và xoay nhẹ 1/4 vòng, lấy xupáp ra xem. Nếu tất cả lằn bút chì đều bị xoá là xupáp đã kín.
 + Hoặc để hai xupáp vào vị trí của nó, vặn bugi vào, lật ngữa quylát lên đổ xăng hoặc dầu hôi vào buồng đốt, nếu không thấm hay chảy xuống là tốt.
 + Hoặc lấy tay giữ xupáp đổ xăng vào lỗ hút hay lỗ thoát, xăng không chảy hay thấm xuống buồng đốt là tốt.
5. Kiểm tra cốt cam :
-      Nếu các chi tiết đã tháo rời thì ta chùi cốt cam và lỗ trục sạch sẽ, lắp cốt cam và trục của nó, dùng hai ngón tay cái và trỏ lắc nhẹ đầu phía gắn bánh răng cam.
-      Nếu cốt cam đang lắp trên động cơ thì ta mở cạcte tròn đậy cốt cam, dùng cây vặn vít nạy bánh răng cam theo chiều di chuyển của piston. Nếu thấy rục rịch thì phải đóng lại sơ mi cốt cam.
-      Theo chỉ dẫn độ rơ của cốt cam và lỗ trục không quá 0,2 mm lớn hơn sẽ có tiếng kêu khi vận chuyển.
6. Kiểm tra ống kềm:
-   Nếu có dụng cụ đo như so kế chẳng hạn thì đặt vào hông đuôi xupáp lắc qua lại. Khe hở tiêu chuẩn giữa xupáp và ống kềm là 0,01 mm cho xupáp hút và 0,03 mm cho xupáp thoát. Nếu khe hở lớn quá 0,06- 0,08 thì phải thay ống kềm mới. Gọi là đóng gít.
-   Nếu không có dụng cụ đo kiểm tra theo kinh nghiệm như sau :
 + Chùi sạch sẽ ống kềm xupáp.
 + Ráp xupáp vào ống kềm, nếu dùng ngón tay đẩy nhẹ mà vào nhẹ là tốt. Tự lọt xuống là quá mòn. Phải đẩy mạnh mới xuống có thể là xupáp bị cong. Nâng xupáp lên khoảng 5 mm lắc qua lại được là ống kềm mòn.
7. Kiểm tra trục cò mổ và cò mổ:
-      Quan sát cò mổ nếu thấy phần đầu tựa vào bướu cam có ngấn là do lò xo xupáp quá mạnh. Phía đầu gắn ốc hiệu chỉnh xupáp có lằn ngang do chạm chén chận là do bệ xupáp quá mòn, xupáp lõm xuống cũng có thể là do lò xo xupáp quá mạnh hoặc lâu không sửa chữa.
-      Lấy trục cò mổ đút vào cò mổ, lắc qua lại để biết độ rơ. Độ rơ tiêu chuẩn của nhà chế tạo là 0,013- 0,037 mm. Thực tế thử như sau : Thoa nhớt lên trục cò mổ, đút vào cò mổ, hướng cốt xuống đất nếu cốt tự động tuột ra là xem như khe hở quá lớn phải đem đi đóng bạc thau lại.
8. Kiểm tra lò xo xupáp :
Lò xo quá mạnh sẽ mau mòn bệ, có tiếng kêu, lò xo yếu đóng không kín. Cả hai đều không tốt. Lò xo lớn ngoài chiều dài lúc tự do là 28,1 mm, lò xo nhỏ trong 25,5 mm. Lúc chiều dài ngắn hơn 1,5 mm thì phải thay hay chêm. Theo kinh nghiệm khi ráp lò xo nhưng chưa ráp chén chận mà lò xo ngang hoặc thấp hơn đuôi xupáp thì đến lúc phải thay hay chêm.

Bình Luận

Back To Top