Bài viết liên quan
A/ HỆ THỐNG LÀM MÁT
I.Khái Niệm:
Hệ thống làm mát là rút bớt một phần nhiệt
lượng do khí cháy truyền lại cho piston, xylanh, quylát để đảm bảo cho các chi
tiết máy làm việc bình thường tăng sức bền và tuổi thọ cho động cơ.
Nếu không được làm mát xylanh làm cho khối hoà
khí hút vào bị giãn nở ra trọng lượng hoà khí bị giảm làm công suất động cơ
giảm theo. Hơn thế nữa động cơ nóng quá sẽ gây ra hiện tượng cháy tự động, động
cơ dộng, lớp dầu nhớt làm trơn giữa các cơ phận cọ xát sẽ bị cháy hoặc biến
chất làm các chi tiết máy giãn nở ra bó kẹt không di chuyển được.
II.
Phân Loại :
Hệ thống làm mát được chia làm hai loại : Làm mát bằng gió và làm mát
bằng nước.
1. Làm mát bằng gió :
Được áp
dụng hầu hết cho các động cơ xe gắn máy. Với phương pháp này sức nóng ở xylanh
quylát sẽ tỏa ra môi trường không khí xung quanh. Do đó muốn làm mát có hiệu
quả người ta thực hiện các biện pháp sau đây :
-
Gia tăng diện tích làm
mát của động cơ bằng cách đút liền với xylanh quylát những cánh tản nhiệt .
-
Dùng kim loại có hệ số
truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm.
-
Khối lượng không khí
lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn. Vì vậy các động cơ được để trống, lợi
dụng tốc độ của xe chạy trên đường để lấy tốc độ gió mát các cánh tản nhiệt.
Đối với một số xe động cơ bọc kính như : vespa, lambretta, puchs,…. Có trang bị
thêm một quạt gió thường gọi là ly tâm, được gắn vào hay đúc liền với bánh trớn
( volant ) để tăng lưu lượng gió lưu thông qua các cánh tản nhiệt.
2. Làm mát bằng nước :
Được áp dụng hầu hết trên ôtô và
một số loại xe gắn máy có công suất lớn, tốc độ nhanh như xe đua hay môtô.
Với phương pháp này ở xylanh, quylát phải có những bọng nước để nước lưu
thông . Khi động cơ làm việc, bơm nước quay hút nước từ két nước đưa vào các
bọng nước ở xylanh, nắp quylát. Tại đây nhiệt lượng của khí cháy truyền cho
xylanh quylát được truyền cho nước làm mát, nước làm mát sẽ nóng lên qua ống
dẫn nước trở ra két nước. Ở két nước có nhiều lá toả nhiệt, nước này sẽ làm
được làm nguội bằng gió ( hoặc sức gió khi xe chay hoặc quạt gió gắn ở động cơ
) Sau đó nước lại được hút vào làm nguội xylanh, quylát. Quá trình làm mát cứ
như thế tiếp tục.
B. HỆ THỐNG LÀM TRƠN
I.
Mục Đích:
Trong động cơ có nhiều bộ phận vận chuyển như
cốt máy, thanh truyền, piston, các bánh xe răng trong hệ thống chuyển động,…
nếu để các bộ phận này vận chuyển tự nhiên, các diện tích cọ xát dần dần sẽ
nóng lên các cơ phận sẽ biến dạng, kẹt cứng không vận chuyển được.
Để
tránh hiện tượng này xảy ra, người ta cho một lớp dầu nhớt giữa 2 diện tích cọ
xát lẫn nhau để biến sự cọ sát thành cọ trượt và tăng tuổi thọ các chi tiết của
động cơ. Dầu làm trơn có nhiệm vụ :
-
Giảm sự cọ xát của các
bộ phận.
-
Làm sạch các mặt tiếp
xúc.
-
Làm kín giữa 2 khe hở.
-
Làm mát các bộ phận
của động cơ.
II.
Đặc Tính Của Dầu Làm Trơn:
Đối với mỗi loại động cơ ta phải dùng một thứ
dầu nhớt thích hợp tuỳ theo sự vận chuyển của các cơ phận và theo sự chỉ dẫn
của nhà chế tạo. Sự lựa chọn một thứ dầu bôi trơn căn cứ vào các yếu tố:
-
Nhiệt độ động cơ trong
lúc vận chuyển.
-
Cách thức phân phối
dầu làm trơn.
-
Ap lực của các cơ phận
cọ xát.
Dẫu ở trường hợp nào, dầu làm trơn phải đúng
độ lỏng khi nguội cũng như khi nóng phải giữ được độ nhờn tối đa của nó. Ngoài
ra dầu làm trơn còn phải :
-
Không lộn nước, lộn
axít làm rỉ các bộ phận.
-
Không lộn bụi bặm làm
mòn các bộ phận.
-
Không biến thể trong
thời gian sử dụng.
Về độ lỏng của nhớt có chỉ số từ
10- 250 do hội SAE ( society of automotive engineers) quy định như sau :
-
SAE 10 dầu lỏng , dùng
cho nhớt phuộc.
-
SAE 20,30 sử dụng bôi
trơn cho động cơ . hoặc dùng để pha với xăng sử dụng cho động cơ 2 thì.
-
SAE 40 sử dụng bôi
trơn chung cho động cơ xe gắn máy 4 thì.
-
SAE 90 sử dụng cho hộp
số xe ôtô.
-
SAE 180 sử dụng cho
các cầu xe ôtô.
III.
Phương Pháp Làm Trơn :
Có hai phương pháp làm trơn :
văng toé ( tát dầu) và cưỡng bức ( bơm dầu).
1. Làm trơn bằng cách văng toé :
Phương pháp này áp dụng trên xe gắn máy công suất nhỏ tốc độ chậm như xe
PC, PS và thực hiện như sau :
Dầu làm
trơn đỗ vào cạcte đến mức ấn định , ở đầu lớn thanh truyền có một muỗng nhỏ,
trong lúc động cơ làm việc muỗng này sẽ múc dầu và tát tung toé làm trơn lòng
xylanh piston, xecmăng rớt vào những lỗ khoét ở chân đầu thanh truyền, bạc đạn
cốt máy. Đồng thời dầu văng lên bánh xe răng cốt máy, lên sên cam theo một cái
máng dẫn dầu bằng cao su ( con thằn lằn ) đến làm trơn trục cốt cam, cò mổ rồi
rớt rơi chảy trở về cạcte. Phương pháp làm trơn này đơn giản không trục trặc
nhưng kém hiệu quả đối với những lúc xe lên hoặc xuống dốc, và các xe công suất
lớn, tốc độ nhanh .
2. Làm trơn bằng cách bơm dầu :
Phương
pháp này áp dụng trên xe honda C50, C65, Honda cup các loại và thực hiện như
sau :
Dầu làm trơn đổ vào cạcte đến mức
ấn định được một bơm dầu điều khiển bởi bánh xe răng bơm dầu bên trái ở cơ cấu
căng sên cam, hút dầu vào cạcte theo mạch dầu đến làm trơn các cơ phận cọ xát.
Mạch
dầu như sau : Dầu từ cạcte qua lưới lọc vào bơm dầu ( có công dụng hút dầu từ
cạcte và đẩy đi ). Sau khi ra khỏi bơm dầu chia làm hai mạch :
(1) Dầu theo đường dẫn dầu ở xylanh ( lỗ xỏ gudông bên tay phải phía dưới )
lên quylát. Đến chỗ cạcte cánh bướm bên tay phải đầu quylát dầu theo lỗ khoang
ở cốt cam, hai trục cò mổ để làm trơn cốt cam, cò mổ, bánh xe răng cam, sên cam
đồng thời dầu theo phía này trở về cạcte.
(2) Dầu theo đường dầu rẽ phải theo lỗ khoang trong cạcte ly hợp về đầu tay
phải cốt máy làm trơn phía trong ly hợp ở đây dầu được lọc theo lối ly tâm,
theo đường dầu khoan giữa trục cốt máy làm trơn cốt máy, thanh truyền rồi văng
ra làm trơn piston, xylanh, xecmăng rồi trở về cạcte. Đồng thời trong lúc này
các bánh xe răng ở hệ thống ly hợp hộp số làm dầu văng tung toé để làm trơn các
bánh răng thuộc bộ ly hợp và hộp số.
3. Các chi tiết của hệ thống làm trơn:
a. Lưới lọc : có nhiệm vụ lọc các chất bẩn, bụi bặm lẫn trong dầu để bảo vệ bơm dầu,
làm nghẹt các đường dẫn dầu, tránh sự mài mòn của các chi tiết. Lưới lọc là một
miếng lưới bằng đồng xung quanh viền nhựa được gắn phía ngoài cạcte số bên phải
trước đường dẫn dầu đến bơm dầu ( ngay lỗ vặn ốc xả dầu ). Ngoài ra dầu còn
được lọc theo lối ly tâm ở trong bộ ly hợp.
b.
Cây đo dầu :
Là một cây sắt hay nhựa, trên đầu
gắn liền với một con ốc có chỗ cầm tay để mở ra hay vặn vào cho dễ, trên cây có
ghi lằn gạch chéo hay gạch ngang để chỉ mức dầu hiện có, lằn trên chỉ mức dầu
tối đa, gạch dưới chỉ mức dầu tối thiểu. Khi muốn đo mức dầu ta tháo cây đo ra
lau sạch rồi để vào, xong lấy ra xem mức dầu dính trên cây đo để biết ( không
vặn vào ).
Đối với một số xe không có cây đo
dầu thì bên hông cạcte ly hợp có một con vít vặn vào cạcte ( Suzuki ) hay một cái
nắp ( Sachs ) đó là mức dầu quy định.
c.
Bánh xe răng và cốt điều khiển bơm dầu:
- Bánh xe răng điều khiển bơm dầu ở chung với
cơ cấu căng sên cam. Giữa bánh xe răng có khoan lỗ và ven răng để ráp cốt điều
khiển bơm dầu. Cốt điều khiển bơm dầu là một cây cốt hình trụ một đầu có ven
răng để vặn vào bánh xe răng điều khiển bơm dầu, đầu kia có vét rãnh để ăn khớp
với chốt bánh xe trong bơm dầu. Cốt điều khiển quay tròn trên hai lỗ khoan ở
cạc te số.
d.
Bơm dầu:
- Có nhiệm vụ hút dầu từ cạcte đưa lên các chi
tiết cần thiết làm trơn theo các mạch dầu đã có sẵn. Bơm dầu dùng trên xe gắn
máy thường có hai loại: Bơm trái khế và bơm Rôto.
- Bơm trái khế: Được dùng trên xe
Honda 90. Gồm vỏ bơm bằng nhôm trong ấy quay hai bánh răng ăn khớp nhau. Một
bánh răng quay theo trục điều khiển bơm dầu, bánh kia ăn khớp quay tròn trên
một trục khác và quay ngược chiều nhau. Trên vỏ bơm có một lỗ hút và một lỗ
thoát. Khi động cơ làm việc hai bánh răng quay ngược chiều nhau, dầu được hút
từ cạcte vào lỗ hút chứa trong các phần lõm của bánh răng rồi đẩy ra mạch
thoát. Ap lực dầu thoát ra tuỳ thuộc vào khe hở hai bánh răng và khe hở giữa
bánh răng và khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm vàtốc độ động cơ.
- Bơm Rôto : Được dùng trên xe
C50, SS50, C65, Dream,….gồm một vỏ bơm bằng nhôm bên trong có hai rôto, một nằm
ngoài và một nằm trong. Rôto trong có răng phía ngoài lăn trong rôto ngoài có
răng phía trong. Rôto trong được điều khiển bởi cốt điều khiển bơm nhớt. Mặt
trong vỏ bơm có hai lỗ, một lỗ hút và một lỗ thoát.
Khi động
cơ làm việc rôto trong vừa di chuyển xoay tròn vừa lăn trên rôto phía ngoài,
dầu nhớt được hút vào lỗ hút ép dầu từ
vùng có thể tích lớn sang nhỏ và đẩy ra lỗ thoát. Ap lực dầu thoát ra
cũng tuỳ thuộc khe hở rôto với vỏ và tốc độ cốt điều khiển.
C/ HƯ HỎNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT, LÀM TRƠN :
Hệ thống
làm mát làm trơn nếu trục trặc thường làm cho động cơ mau nóng, máy chạy không
vọt, hao xăng, nếu trầm trọng sẽ dẫn đến hiện tượng kẹt máy ( grippe'e), lột
dên.
1. Đối với hệ thống làm mát:
Ta
chỉ cần giữ sạch sẽ các cánh tản nhiệt, không để dầu nhớt chảy ra dính bụi làm
giảm khả năng truyền nhiệt, các cánh tản nhiệt phải đầy đủ không gãy bể quá
nhiều vì nếu gãy bể thì diện tích truyền nhiệt sẽ giảm.
2. Đối với hệ thống làm trơn:
Ta phải kiểm tra có làm việc hay không bằng
cách :
-
Mở ốc đậy xupáp hút
khí trên quylát.
-
Cho động cơ chạy ở tốc
độ trung bình.
-
Lên ga tăng từ từ tốc
độ xem dầu có văng ra ở lỗ đậy xupáp hay không.
-
Nếu dầu văng lên từng
tia nhỏ chứng tỏ hệ thống làm việc tốt. Nếu không văng kiểm tra tiếp bằng cách:
+ Nới đai ốc bít dầu lên gudông
bên phía dưới xem dầu có trào lên hay không.
+ Nếu dầu có trào lên mạnh chứng
tỏ nghẹt đường dầu từ cạcte cánh bướm qua cốt cam trục cò mổ ( có thể quên xoi
lỗ dầu ở đệm cạcte cánh bướm). Nếu không vì các lý do sau :
@ Lỗ dầu từ cạcte lên xylanh bị
nghẹt.
@ Dùng gió nén thông ở lỗ ắc có
chỗ cạcte cánh bướm.
@ Bơm dầu mòn, hay đệm hở.
@ Bánh xe răng điều khiển bơm dầu
mòn.
@ Lọc dầu bị nghẹt.
@ dầu làm trơn quá đặc.
@ Dùng dầu SAE 30 hay 40.
@ Dầu ở cạcte quá ít.
3. Phương pháp thay dầu làm trơn:
Dầu
làm trơn sau một thời gian làm việc sẽ kém tính chất vì thế ta phải thay dầu
mới. Thời gian thay dầu tuỳ theo nhà chế tạo ấn định thường từ 1500- 2000 km.
Phương pháp thay như sau :
-
Cho động cơ chạy cở 5
phút để dầu nóng dễ chảy.
-
Mở ốc xã dầu ở cạcte
cho dầu cũ chảy ra hết.
-
Vặn ốc xã dầu vào, đỗ
dầu mới đến mức ấn định ( xem cây đo dầu ).
Nếu các bộ phận bên
trong cạcte quá dơ ta có thể rửa sạch các chi tiết, bộ phận bên trong trước khi
đổ dầu mới vào bằng cách: Đỗ dầu đặc biệt rửa máy ( Shell donax F ) lên tới mức
trung bình, cho động cơ chạy chậm khoảng 10 phút xã dầu tẩy ra cho sạch xong đổ
dầu vào. Nếu không có dầu đặc biệt ta có thể dùng dầu gasoil để rửa, không được
dùng xăng hay dầu hôi vì dầu này còn sót lại sẽ làm mất tính chất làm trơn của
dầu nhớt và mau hư các phốt chận dầu.
Thẻ :
Giáo trình sửa xe,
Xe máy
Bình Luận