Giáo trình phần 12: Các thành phần còn lại trên xe gắn máy - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. »
  3. »
  4. Giáo trình phần 12: Các thành phần còn lại trên xe gắn máy

Giáo trình phần 12: Các thành phần còn lại trên xe gắn máy

Bài viết liên quan


A)   KHUNG XE
    Khung là bộ phận chính để lắp đặt động cơ và các hệ thống phụ thuộc như hệ thống giảm sóc,hệ thống thắng… Khung xe thường làm bằng các ống thép hàn nối uốn nối lại với nhau.Bánh trước được ráp ở hệ thống giảm sóc trước (phuộc xe) nối  khung xe qua cổ phục.Bánh sau được lắp trên gắp sau,di chuyển xung quanh chốt quay nối gắp với khung xe.Đầu còn lại của gắp sau nối khung xe qua hai ống giảm sóc bánh sau lắp hai bên.
     Đối với một số xe gắn máy, khung xe kết cấu đơn giản, không dùng ống thép mà dùng các bản thép dập thành khung hoặc kết hợp với ống thép như khung xe Honda, Vespa.v.v…
       Trong môtô, xe máy, động cơ được ráp trực tiếp với khung xe.Hai bánh xe được lắp gián tiếp với khung xe qua hệ thống giảm sóc. Dè xe Honda từ đời 82 về sau bằng nhựa tổng hợp tạo rời rồi ráp vào.

B)   HỆ THỐNG GIẢM XÓC (Hệ thống treo, nhún)
 I. Công dụng và phân loại.
       Xe gắn máy có tốc độ tương đối cao nên đều trang bị hệ thống giảm sóc. Hệ thống này có công dụng làm giảm chấn động trên những đoạn đường không băng phẳng để ngu8o8ì sử dụng thoải mái, không mệt nhọc và đở nguy hiểm.
     Hệ thống giảm sóc dùng trên xe gắn máy có thể phân làm 3 loại :
-         Nhún lò xo thuần tuý, loại nầy áp dụng hầu hết nhún sau các loại nam, nữ.
-         Nhún lò xo lắp trên càng phụ(giò gà), áp dụng nhún trước loại xe nữ như Honda Dame Yamaha Dame, Suzuki Dame,PC.
-         Nhún lò xo kết hợp với dấu nhớt (nhún thuỷ lực) áp dụng ở nhún trước đa số các loại xe nam hay xe Dream,Astrea.
II. Cấu tạo:
 Nhún lò xo kết hợp với dầu nhớt ( nhún thuỷ lực):
-         Loại này áp dụng hầu hết nhún trước các loại xe nam. Gồm hai ống nhún hai bên, một đầu ráp trực tiếp với cốt bánh trước, đầu còn lại nối với miếng sắt dạng tam giác nối với cổ phuộc hay tay lái.
-         Nhún được cấu tạo như sau mỗi ống gồm có :
·     Một pittông gắn vào đầu cuối cốt nhún di chuyển một xylanh. Cốt nhún có dạng trụ rỗng ruột có khoét các lỗ tiết lưu ( thường 1 lỗ ở đầu pittông và hai lỗ nhỏ bên hông). Đầu còn lại của cốt nhún có vít đậy để dầu khỏi văng ra khi nhún đầu này được giữ chặt lại trên miếng sắt dạng tam giác.
·     Một xylanh phía trong di chuyển pittông. Đầu dưới xylanh có dự trù cho để ráp cốt bánh trước và một vít xả nhớt. Trong xylanh chứa khoảng 100- 125cc dầu nhớt.
·     Một khâu hướng dẫn bằng nhôm hay thau nằm giữa cốt nhún và xylanh có nhiệm vụ kềm và hướng dẫn pittông lên xuống khâu này đậy hai lỗ tiết lưu bên hông khi lò xo bung ra hết.
·     Một phốt dầu giữ không cho dầu trong xylanh trào ra.
·     Một khâu nối có ven răng trong liên kết giữa cốt nhún và xylanh như các xe Suzuki, Yamaha, BS,… hoặc một phe chận ( cirlip) như xe SS50.
·     Một lò xo nhún, một đầu tì vào khâu nối, đầu kia tì lên miếng sắt dạng tam giác nên luôn kéo pittông dang ra lên hết phía trên.
 Ngoài ra còn có ống bọc lò xo nhún bằng cao su, ống bọc phần trên cốt nhún bằng kim loại. Ở ống này vài loại xe thường có tai khoan lỗ để gắn đèn trước.
III. Vận chuyển :
-         Khi xe di chuyển trên đường xấu, gồ ghề, bánh xe bị va chạm mạnh. ( ví dụ lên mô đất hay hòn đá ). Bánh xe di chuyển lên phía trên ép lò xo lại. Cốt nhún lúc này di chuyển tương đối xuống phía dưới theo chiều mũi tên.
-         Do bánh xe đi lên dầu trong xylanh bị nén đột ngột sẽ trào qua van tiết lưu ở đuôi piston đi lên phía trên nén không khí còn lại trong cốt nhún, đồng thời theo hai lỗ tiết lưu đi vào trong cốt nhún ( lúc này khâu hướng dẫn mở vì cốt nhún đi xuống ).
-         Do tác dụng tiết lưu của dầu mà dao động bánh xe bị dập tắt không truyền lên khung xe.
-         Khi xe đã vượt chướng ngại, lò xo nhún giãn ra đẩy cốt nhún kéo pittông đi lên. Dầu trong xylanh không bị nén, trong xylanh có áp thấp hút dầu từ trên qua van tiết lưu đi xuống xylanh. Đồng thời dầu ở phía ngoài cốt nhún qua 2 lỗ tiết lưu đi vào trong cốt nhún. Do hiện tượng tiết lưu bánh xe không bị lò xo đẩy xuống ngay, vì vậy dao động bị dập tắt.
IV.            Bảo Dưỡng, Hư Hỏng Sửa Chữa Hệ Thống Nhún:
1.     Bảo dưỡng:
a.      Đối với nhún thuỷ lực, dầu nhớt ngoài tác dụng giảm xóc còn giữ vai trò làm trơn. Do đó sau khi xe chạy khoảng 12000km thì phải thay dầu bằng cách:
-         Mở vít xả dầu ở cuối xylanh cho dầu cũ ra hết.
-         Dựng xe xuống, ấn mạnh tay lái nhiều lần cho dầu còn lại ra hết.
-         Tháo vít đổ dầu ở đầu cốt phuộc rồi ấn tay lái vài lần nữa.
-         Nếu dầu cũ quá dơ có thể dùng gasoil đổ vào để súc cho sạch.
-         Vặn vít xả dầu lại. Đổ dầu mới vào đúng dung lượng ( SAE 10, 30, AK 15 ) , thường xe của Nhật khoảng 100cc cho 1 ống.
b.     Đối với loại nhún có càng phụ ( giò gà) thì phải bơm mỡ vào các ốc vô mỡ đúng định kỳ để bảo trì các bạc thau và nhún được êm thường sau mỗi 3000 km.
c.      Đối với loại nhún lò xo thì cho dầu nhớt vào làm trơn pittông xylanh định kỳ như xe C50 hay các xe có chỗ cho dầu làm trơn. Đối với các loại xe không có chỗ vô dầu theo nguyên tắc khi nhún kêu ta phải thay luôn pittông xylanh. Tuy nhiên ta có thể khoan lỗ để cho dầu vào làm trơn ( loại nhún này thường dùng dầu đặc SAE 90 ).
2.     Các hư hỏng và nguyên nhân :
a.     Khó nhún:
·     Nguyên nhân:
-         Lò xo nhún quá mạnh.
-         Cốt nhún cong hay xylanh móp.
-         Dầu quá nhiều nếu là loại thuỷ lực.
b.     Nhún quá nhiều:
·     Nguyên nhân:
-         Lò xo yếu
-         Ráp lò xo lộn chiều
-         Xe chở quá tải
-         Dầu nhớt ít quá hay loại xấu.
c.      Nhún không đều: ( không cân hay sệ một bên)
·     Nguyên nhân:
-         Lò xo cái mạnh cái yếu
-         Ráp hai lò xo hai bên không cùng chiều ( phần nhặt ở dưới thưa ở trên ).
-         Dầu nhớt bên nhiều bên ít.
-         Hay chở ngồi một bên thường xuyên
d.     Nhún trước sệ một bên, bánh trước cạ vào dè:
-         Bạc thau giò gà mòn, thay bộ bạc thau mới.
e.      Nhún kêu:
·     Nguyên nhân:
-         Lò xo gãy
-         Oc dè lỏng
-         Oc bọc lò xo móp
-         Cao su giảm chấn bể
-         Nhún ráp không chặt ở khung hay gắp
f.       Nhún thuỷ lực xì nhớt :
·     Nguyên nhân:
-         Phốt dầu mòn, bể, lỏng
-         Khâu dẫn hướng mòn
-         Cốt phuộc mòn rỗ
g.     Mỗi lần dùng thắng sau có tiếng kêu cụp cụp:
·     Nguyên nhân:
-         Đai ốc giữ mâm thắng siết không chặt
-         Lò xo nhún quá yếu hoặc cao su giảm chấn bể.

C/ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
 Hệ thống điều khiển của xe gắn máy bao gồm nhiều bộ phận: Tay lái, các cần điều khiển ly hợp, thắng,…. , và các công tắc điện.
1.     Tay lái ( ghi đông):
 Được ráp trên cốt lái có nhiệm vụ thay đổi hướng di chuyển của xe. Cốt lái được hàn dính liền trên một góc miếng sắt dạng tam giác, hai góc còn lại dự trù chỗ để ráp hai cốt nhún trước hoặc hàn liền với hai càng phuộc trước ( tương tự như xe đạp). Cốt lái liên hệ với khung xe qua trung gian hai chén đựng đạn trên và dưới, hai chén đậy nắp đựng đạn, vòng chận và đai ốc vặn cốt lái ( thường gọi là bộ cổ xe).
2.     Tay điều khiển ly hợp ( tay côn):
 Gắn sát ngoài tay bên trái để điều khiển bộ ly hợp. Các xe sang số tay như Vespa,.. tay điều khiển số được bố trí chung với tay côn bằng cách vặn.
 Đối với xe dùng ly hợp tự động như Honda Dame, Yamaha Dame, Suzuki Dame thì không có tay điều khiển ly hợp.
3.     Tay thắng:
-         Bố trí sát tay cầm bên phải  để điều khiển thắng trước. Những xe không có số và không dùng thắng chân thì hai tay thắng bố trí hai bên.
4.     Bàn đạp thắng:
-         Điều khiển thắng sau, công tắc đèn Stop. Bàn đạp gắn trước gọng để chân bên phải.
5.     Tay ga:
-         Bố trí trên tay cầm bên phải dùng để lên ga bằng cách vặn vào.
6.     Cần điều khiển khởi động:
 Các xe dùng BCHK có mạch khởi động dùng starter hay cánh bướm gió thì mới có cần này như Suzuki, Yamaha, thường bố trí trên tay lái phía bên trái.
7.     Các công tắc điện:
-         Gồm đèn chiếu xa, gần, công tắc báo rẽ, kèn,…
8.     Hư Hỏng bộ cổ, tay lái:
a.     Tay lái nặng, khó bẻ lái:
·     Nguyên nhân :
-         Bánh trước quá mềm.
-         Vòng chân cốt máy vặn quá chặt.
-         Thiếu dầu mỡ.
b.     Tay lái kêu khi bẻ lái :
·     Nguyên nhân :
-         Đạn khô mỡ hay bị rỗ.
-         Chén đựng đạn khuyết, rỗ.
-         Đạn mòn, méo, không đều.
-         Cốt lái cong.
-         Vòng chận cốt lái lỏng sẽ kêu khi xe bị dằn.
c.      Tay lái lắc khi chạy:
·     Nguyên nhân:
-         Bánh xe mềm
-         Bạc đạn hay gù ga rơ mòn.
-         Cốt đùm siết không chặt.
-         Gắp sau siết không chặt với khung.

GIẢI THÍCH CÁC MẠCH DÂY ĐIỆN
1.     Mạch đánh lửa IC và đề :
-         Dây màu đỏ tiết diện lớn của rơle đề nối với dây dương của bình ắcqui.
-         Dây đỏ sọc trắng tiết diện lớn của rơle đề nối với môtơ đề.
-         Dây mass của bình ắcqui và môtơ đề bắt với sườn xe.
-         Dây vàng sọc đỏ của rơle đề dẫn lên nối với vàng sọc đỏ của nút đề.
-         Dây đen của rơle đề nối với dây đen của khoá công tắc máy.
-         Dây xanh lá cây của nút bấm đề nối với dây xanh lá cây của khoá công tắc máy.
-         Dây đen sọc đỏ của cuộn nguồn nối với cọc số 2 của IC.
-         Dây xanh biển sọc trắng ( tím) của cuộn điều khiển nối với cọc số 5 của IC.
-         Dây đen sọc vàng của bôbin sườn nối với cọc số 1 của IC.
-         Dây đen sọc trắng của khoá công tắc máy nối với cọc số 3 của IC.
-         Cọc số 4 của IC nối với dây xanh lá cây là dây mass chung của hệ thống.
·     Khi ta mở khoá công tắc máy ấn nút đề, điện từ bình ắcqui đến rơle qua cuộn dây của rơle sẽ tạo thành từ trường hút hai tiếp điểm nối mạch và truyền điện đến môtơ đề tạo lực quay kéo cốt máy để khởi động. Khi vôlăng quay thì hệ thống đánh lửa hoạt động nên động cơ nổ.
2.     Mạch đèn đêm:
-         Dây màu vàng của môbin đèn nối với dây màu vàng của công tắc đèn đêm bên tay cầm phía phải qua sự truyền tải trung gian của dây sườn màu vàng.
-         Dây vàng của môbin đèn lại có mạch rẽ nối với dây vàng của diode thiết kế qua biến trở để giảm bớt cường độ dòng điện khi chạy nhanh không bị đứt bóng đèn.
-         Dây màu nâu ( Br) ra từ công tắc đèn đêm truyền tải điện đến hai đèn sương mù, hai đèn làm sáng đồng hồ condemet và dẫn về phía sau cho tim đèn lái. Các đèn này lấy mass từ dây mass chung màu xanh lá cây.
-         Dây màu nâu sọc trắng ( Br/W) của công tắc đèn đêm nối với dây nâu sọc trắng của công tắc đèn pha cốt ở tay cầm bên trái.
-         Dây màu xanh dương ( Bl hoặc Bu ) của công tắc đèn pha cốt nối với dây xanh dương của tim đèn pha và đèn báo pha.
-         Dây màu trắng ( W ) của công tắc đèn pha cốt nối với dây màu trắng của tim đèn cốt. Khi ta bật công tắc đèn đêm đến vị trí P, điện xoay chiều của môbin đèn đến công tắc bằng dây vàng sẽ chuyển sang dây màu nâu để cung cấp cho đèn sương mù, đèn đồng hồ tốc độ và đèn lái.
·     Khi ta bật công tắc đèn đêm qua vị trí Hi điện sẽ chuyển sang dây nâu sọc trắng để dẫn sang công tắc pha cốt đồng thời điện vẫn còn duy trì ở dây màu nâu.
·     Khi ta bật công tắc pha cốt lên vị trí pha, điện từ dây nâu sọc trắng chuyển sang dây xanh dương cung cấp cho tim đèn pha và đèn báo pha.
·     Nếu ta bật công tắc xuống vị trí cốt, điện sẽ sang dây màu trắng cung cấp chom tim đèn cốt.
3.     Hệ thống sạc bình:
-         Dây màu trắng ( W ) của môbin đèn nối với dây màu trắng của diode sạc.
-         Dây vàng ( Y ) của môbin đèn nối với dây vàng của diode sạc, dây vàng này là mạch rẽ của dây vàng đưa lên công tắc đèn đêm.
-         Dây đỏ ( R ) của diode sạc nối với dây đỏ qua cầu chì để nạp điện vào bình ắcqui đồng thời nồi với dây đỏ để dẫn lên công tắc.
-         Dây đỏ sườn nối với dây đỏ của khoá công tắc máy.
-         Dây xanh lá cây ( Gr) của bình ắcqui bắt với mass của sườn xe hay nối với dây mass chung của hệ thống.
-         Dây xanh lá cây của diode sạc nối với dây mass chung của hệ thống.
-         Như vậy điện xoay chiều của môbin đèn đến diode sạc sẽ được nắn thành điện một chiều nạp vào bình ắcqui và dẫn lên công tắc máy để cung cấp cho các phụ tải sử dụng nguồn một chiều.
4.     Mạch đèn số 0, đèn báo hết số và đồng hồ báo xăng :
-         Dây đen ( Bk hoặc Bi ) từ khoá công tắc máy nối với dây đèn số 0, đèn báo hết số, đồng hồ báo xăng.
-         Dây mass đèn số 0 màu xanh lá cây nhạt sọc đỏ ( LG/R ) và dây mass đèn báo hết số màu hồng ( P ). Hai dây này dẫn từ đồng hồ condemet qua trung gian dây sườn cùng màu nối với hai công tắc ở cạcte bên trái để lấy mass từ lông đền thau gắn ở đuôi heo số.
-         Hai dây xanh dương sọc trắng và vàng sọc trắng của đồng hồ báo xăng nối với hai dây cùng màu của biến trở trong thùng chứa xăng dẫn lên đồng hồ qua trung gian dây sườn cùng màu.
-         Khi ta mở khoá công tắc máy, điện một chiều từ bình ắcqui vào khoá công tắc máy, dây đỏ truyền sang dây đen dẫn điện đến tim đèn số 0. Nếu đang ở số 0 đèn này sẽ tiếp mass sáng có màu xanh. Nếu ở vị trí khác ,đèn sẽ không sáng.
-         Khi ta cho xe chạy hết số, đèn báo hết số sẽ ăn với mass cháy có màu vàng và có chữ TopGear.
·     Khi ta mở công tắc, điện một chiều chuyển qua cuộn dây trên đồng hồ dẫn về thùng xăng qua biến trở nên khi đồng hồ báo được mức xăng trong thùng chứa nhiều hay ít.
5.     Mạch còi và thắng:
-         Dây đen từ khoá công tắc máy qua trung gian dây sườn cùng màu nối với dây đen của còi và dây đen của công tắc đèn thắng tay và thắng chân.
-         Dây xanh lá nhạt ( LG) của nút ấn còi nối với dây xanh lá nhạt của còi.
-         Dây xanh lá cây ( Gr ) của nút ấn còi nối với dây xanh lá cây mass chung của hệ thống.
-         Dây còn lại của 2 công tắc đèn thắng màu xanh lá sọc vàng ( Gr/ Y ) nối với dây cùng màu của tim đèn thắng.
·     Khi ta mở khoá công tắc máy, điện một chiều của bình ắcqui dẫn đến kèn và 2 công tắc đèn thắng. Khi ấn nút kèn, dây mass kèn chạm với dây mass chung nên kèn kêu.
·     Khi ta bóp hoặc đạp bàn đạp thắng trước hoặc sau, điện từ dây đen sang dây xanh lá sọc vàng ( Gr/ Y ) truyền tải đến tim đèn thắng đã ăn mass nên đèn thắng cháy lên.
6.     Mạch đèn signal và đèn báo signal :
-         Dây đen của khoá công tắc máy có mạch rẽ dẫn lên cục chớp.
-         Dây xám (Gy) của cục chớp dẫn ra lên đến công tắc signal trên tay cầm bên trái.
-         Dây xanh dương từ công tắc ra nối với dây xanh dương đèn signal trước sau và đèn báo signal bên phải.
-         Dây màu cam (0) từ công tắc ra nối với đèn signal trước sau và đèn báo signal bên trái.
·     Khi ta mở công tắc máy, điện từ bình ắcqui đến cục chớp rồi đến công tắc đèn signal.
·     Ta mở công tắc về hướng phải điện từ dây xám sang dây xanh dương sang các bóng đèn báo bên phải nên các đèn này sáng và chớp.
Ta bật công tắc về hướng trái, điện truyền từ cọng dây màu xám đến cọng dây màu cam đến các bóng đèn bên trái nên các bóng đèn sáng và chớp.

Bình Luận

Back To Top