Tài liệu: Xe gắn máy tay ga (xe hộp số vô cấp) - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. »
  3. Tài liệu: Xe gắn máy tay ga (xe hộp số vô cấp)

Tài liệu: Xe gắn máy tay ga (xe hộp số vô cấp)

Bài viết liên quan



CHƯƠNG 1

XE GẮN MÁY-CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN
VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG

Xe gắn máy được cấu tạo thành bởi nhiều bộ phận khác.Do có nhiều loại hình xe khác nhau nên hình thức cấu tạo của nó khác nhau. Xe gắn máy có kết cấu động cơ như thế nào thì cấu tạo tổng thể của xe đó ảnh hưởng quyết định theo loại động cơ đó. Nói chung một xe gắn máy gồm các bộ phận chính sau: Động cơ, khung xe,bộ phận tuyền lực-hệ thống phanh -hệ thống treo (giảm chất)-bánh xe-hệ thống điện và đồng hồ đo. Nhưng thông thường chúng ta chia xe gắn máy ra làm ba bộ phận chính. Đó là: Động cơ -thân xe-hệ thống điện và đồng hồ đo.



PHẦN1: ĐỘNG CƠ

Tác dụng của động cơ làđốt cháy nhiên liệu trong buồng cháy để biến nhiệt năng thành cơ năng ,sau đó thông qua bộ phận truyền lực ,cơ năng được truyền ra bánh xe giúp xe có thể chuyển động được .Bộ phận truyền lực gồm có: Bánh xe truyền lực dây Cu-roa,bọ phận ly hợp,hộp số,các trục bánh xe sau.
Động cơ của xe bao gồm:thân máy -cơ cấu trục khuỷu(cốt máy) thanh tryền-cơ cấu phối khí,nhóm hệ thống cung cấp nhiên liệu-hệ thống bôi trơn,bộ phận khởi động và bộ phận piston,séc măng truyền lực ra sau .Trong đó bộ phận thân máy bao gồm :Nắp xi lanh -xi lanh.Hộp trục khuỷu (cốt máy),để máy.Bộ phận thân máy là cơ thể chính để lắp ráp các bộ phận và chi tiếc khác cuả động cơ, và bản thân nó cũng hơ6p thành  với các bộ phận khác để trở thành động cơ .Nội dung cụ thể sẽ được trình bày chi tiếc trong phần sau.

PHẦN 2: THÂN XE

Thân xe chủ yếu là do các bộ phận chuyển động và điều khiển tạo thành,bộ phận chạy xe thì gồm có :Sườn xe,bánh xe, bộ phận giảm chấn-Tác dụng của thân xe là để gắn động cơ,bộ phận truyền lực,bộ phận giảm chấn chuyển hướng.Và bánh xe,tất cả dược kết nối hưũ cơ với nhau làm cho xe vận chuyển được bình thường .
       Tác dụng của bộ phận giảm chấtlà giảm chấn động của xe để giảm bớt sự hao mòn cơ khí do chấn động và làm cho nguời chạy xe ngồi êm ái,nó bao gồm bộ phận giảm chấn bánh trước,bánh sau.Bánh xe và thân xe được liên kết cứng vững với nhau nhằm chịu được sức tải của toàn xe,bảo đảm cho xe vạn chuyển ổn định vững vàng .
Tác dụng của bộ phận điều khiển,thắng xe, trực tiếp điều khiẻn phương hướng vận chuyển của xe,điều khiển tốc độ,thắng xe,đèn chiếu sáng,đèn tín hiệu để bảo đảm cho xe chạy ổn định,an toàn.Bộ phận điều khiển xe bao gồm các tay láy,cơ cấu chuyểng hướng nhất định.Cơ cấu chuyển hướng điều khiển cho bánh trước chuyểng động sang phải,sang trái theo ý muốn của người điều khiển,tác dụng của thắng xe là giảm tốc độ vận chuyểng của xe,dừng hẳn xe,hoặc khi xuống dốc giảm bớt tốc độ để đảm bảo xe chây ổn định an toàn.

PHẦN 3: THIẾT BỊ ĐIỆN KHÍ VÀ ĐỒNG HỒ ĐO
 Tác dụng cuả hệ thống đện là đánh lửa đốt cháy hổn hợp khí trong buồng cháy động cơ,khởi động,cung cấp điện chiếu sáng.phát tín hiệu ánh sáng,âm thanh để báo hiệu tình trạng xe chạy,bảo đảm xe chạy an toàn.Nó bao gồm các bộ phận.hệ thống thiết bị điện nguần,hệ thống đáng lửa,hệ thống chiếu sáng,tín hiệu.
 Tác dụng của đồng hồ đo là thông báo cho người điều khiển biết:tốc đo chuyển động của xe,mức dầu bôi trơn nhiên liệu,quãng đường xe đã đi v.v...

CHƯƠNG 2
CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH VÀ TÁC DỤNG

Động cơ là nguồn động lực chíng của xe máy,là thiết bị biến nhiệt năng thành cơ năng,là (trái tim) của xe máy động cơ ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đế tính năng của xemáy.Đại đa số xe máy đều động cơ chạy xăng để làm nguồn động lực .quá trình đốt cháy nhiên liệu là quá trình được tiến hành trong buồng đốt của động cơ.
Xăng và khí được đưa vào bộ hoà khí,sau đó vào trong buồng cháy của động cơ để trở thành hổn hợp khí dễ cháy. Sau khi nén,hổn hợp khí bị đốt cháy,quá trìng cháy phát ra nguồn nhiệt năng .Sau đó thông qua các bộ phận khác nguốn nhiệt năng biến thành cơ năng.Sau khi bốc cháy,khí thải được đẩy ra khỏi buồng cháy .Khi hoàn thành quá trình hút khí,nén khí đánh lửa đốt,thải khí,người ta gọi là một chu kỳ.Một động cơ có piston chuyển động lên xuống lập đi lập lại để thực hiện một chu kỳ đó dược gọi là động cơ 4 thì.

I-NHỮNG DANH TỪ VÀ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG

1. Đường kính xy lanh.
Đường kính trong xy lanh được gọi là đường kính xy lanh.
2. Điểm chết trên.
Piston vận động lập đi lập lại theo đường thẳng đứng làm cốt máy(trục khỷu) cách trung tâm cốt máy (trục khỷu)điểm xa nhứt tức là khi piston chuyểng động thẳng đứng trân vị trí cao nhất gọi là điểm chết trên (gọi tắt là ĐCT)
3. Điểm chết dưới
Đỉnh piston cánh trung tâm cốt máymộtđiểm gần nhất tức là khi piston chuyển thành đứng đến vị trí thấpnhất gọi làđiểm chết dưới (gọi tắt là ĐCD)
4. Hành trình của piston
Khoảng cách của piston chuyển động từ điểm chết trên đến điểm chết dưới gọi là hành trình của piston.
5. Dung tích buồng đốt:
 Khi Piston nằm ở vị trí điểm chết trên thì khoảng không gian phía trên đỉnh Piston do Piston -xy lanh - nắp xy lanh - nắp quy lát tạo thành gọi là buồng đốt, dung tích của nó gọi là dung tích buồng đốt.
6. Dung tích hoạt động của xy lanh:
Dung tích hoạt động của xy lanh cũng gọi là lượng khí thoát ra là dung tích khi Piston vận động trong lòng xy lanh từ điểm chết, lên đến điểm chết trên, đơn vị tính trên ML.
 7. Tổng dung tích xy lanh:
 Khi Piston ở vị trí điểm chết dưới thì dung tích toàn bộ từ đỉnh Piston trở lên gọi là tổng dung tích xy lanh. Tổng dung tích xy lanh bao gồm dung tích hoạt động của xy lanh và dung tích buồng đốt.
8. Tỷ lệ nén:
 Là tỷ lệ giữa tổng dung tích xy lanh và dung tích buồng đốt.Nói chung  tỷ lệ nén càng lớn thì công suất của động cơ càng lớn.
 9. Tốc độ chuyển động của động cơ:
 Là tỷ lệ chuyển động mỗi phút của trục cơ  đơn vị tính bằng vòng/phút (V/ph).
10. Công suất của động cơ:
 Khi động cơ hoạt động, công suất thực tế đo cốt máy đưa ra, còn gọi là hiệu suất- đơn vị bằng KW (1000W). Trước đây đơn vị thường dùng mã lực, 1 mã lực 0,735KW.
11.Garantir:
       Lúc động cơ hoạt động mà không phát ra công, động cơ hoạt động ổn định với tốc độ vòng quay nhỏ nhất gọi là Garantir. Ở trạng thái này công suất phát ra khi hỗn hợp khí bị đốt cháy chỉ đủ để khắc phục những nỗi trở lực ở  trong động cơ, bảo đảm cho động cơ có thể hoạt động ổn định ở tốc độ vòng quanh nhỏ nhất.
         12. Chu kỳ hoạt động:
 Mỗi quá trình biến nhiệt năng thành cơ năng điều phải kinh qua các thì: Hút khí, nén khí, đánh lửa đốt giản nở, sau đó đẩy phế khí ra ngoài, với quá trình liên tục như  vậy gọi là chu kỳ hoạt động. Căn cứ vào chu kỳ hoạt động của máy, số thì mà Piston chuyển động trong một chu kỳ ta có thể phân ra động cơ 4 thì hoặc động cơ 2 thì.
 II- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ 4 THÌ:
 Như trên đã nói, động cơ xe máy có thể căn cứ vào nguyên lý hoạt động mà có thể phân ra động  cơ 2 thì hoặc động cơ 4 thì. Động cơ  2 thì là động cơ có chốt máy chuyển động qua một vòng, Piston trong vòng xy lanh chuyển động lên xuống 2 lần (hoặc Piston lặp lại 2 hành trình) hoàn thành việc hút khí, nén, giản nở, đổi khí (bao gồm thoát khí).
Động cơ 4 thì là động cơ có cốt máy quay 2 vòng, Piston chuyển động lên xuống 4 lần ( hoặc là Piston lặp đi lặp lại hành trình) hoàn thành việc hút khí, nén, đốt, thoát khí.
 Xe Honda 125T là động c ơ 4 thì chạy xăng nên quyển sách này chí giới thiệu động cơ 4 thì.
* Hành trình thứ nhất: hành trình nạp
   Ở đầu hành trình này (tức lúc Piston ở ĐCT) toàn bộ thể tích buồng cháy chứa đầy sản vật cháy còn sót lại của chu trình trước và được gọi là khí sót. Áp suất khí sót gần bằng áp suất trời bên ngoài. Khi trục Khủyu quay, Piston chuyển dịch từ ĐCT đến ĐCD. Do thể tích không gian phía trên Piston tăng nên trong xy lanh hình thành chân không dưới tác dụng của hiệu số áp suất ngoài và trong xy lanh, hỗn hợp cháy được hút vào trong xy lanh qua xu páp nạp trong suốt quá trình nạp. Trong thời gian này xu páp phải đóng.
 Thông thường xu páp nạp được mở sớm hơn một chút trước khi Piston đi đến ĐCT (gọi là góc mở sớm của xu páp nạp). Làm như vậy để khi  Piston đi đến ĐCT, tức là lúc bắt đầu nạp xu páp nạp  đã mở tương đối lớn, tiết diện lưu thông của xu páp tương đối to, do đó giảm được sức cản, đảm bảo nạp được nhiều hơn. Đồng thời xu páp thải cũng đóng muộn hơn so với ĐCD (còn gọi là góc đóng muộn xu páp thải) nhằm để lợi dụng một cách có hiệu quả hiệu số áp suất và quán tính của khí hỗn hợp khi lưu động trong ống nạp để tăng thêm lượng nạp vào xy lanh.
 Do đó quá trình nạp kết thúc không phải ở ĐCD mà ở điểm bắt đầu quá trình nén thực tế, vì vậy thời gian thực tế của quá trình nạp lớn hơn thời gian của hành trình nạp.
 *  Hành trình thứ hai: Hành trình nén
    Ở hành trình này Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, thể tích của xy lanh nhỏ dần, khí hỗn hợp ở trong đó bị nén lại, do nhiệt độ và áp suất của nó tăng lên. Quá trình nén thực tế chỉ bắt đầu khi xu páp nạp và thải đóng hoàn toàn, tức là lúc hỗn hợp khí và sót cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Vì vậy thời gian của hành tình nén nhỏ hơn thời gian của quá trình nén.
 Ở gần cuối kỳ nén, bugi phóng điện để đốt cháy hỗn hợp. Việc đánh lửa sớm hơn so với ĐCT là rất cần thiết vì yêu cầu cần phải có một thời gian chuẩn bị cho nhiên liệu bốc cháy. Thời gian chuẩn bị cho nhiên liệu bốc cháy dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tính chất nhiên liệu, nhiệt độ, áp suất của hỗn hợp khí nén và sự vận động của hỗn hợp khí trong buồng cháy.
 * Hành trình thứ ba: hành trình cháy và giãn nở.
 Hành trình thứ ba xảy ra khi piston từ ĐCT đến ĐCD nó bao gồm quá trình cháy và quá trình giãn nở. Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị, số nhiên liệu có trong xy lanh cháy nhanh, áp suất tăng lên mãnh liệt. Sau đó sự cháy tiến hành tương đối nhiều hơn so với nhiên liệu được đưa vào xy lanh sau này bốc cháy nhanh hơn vì nhiệt độ môi chất trong xy lanh sau khi cháy phần nhiên liệu được sáy nóng nhanh. Quá trình cháy được kết thúc hoàn toàn khi áp suất giảm và tiếp đó là quá trình giãn nở của sản vật cháy. Hiện tượng cháy kéo dài lúc bắt đầu giãn nở không có thể ngăn nổi việc giảm áp suất, bởi vì cường độ toả nhiệt lúc này đã giảm, còn tốc độ của piston thì lại tăng lên. Áp suất khí trong thời gian quá trình cháy và sự giãn nở truyền trực tiếp cho Piston để sinh công có ích, vì vậy hành trình thứ ba này còn gọi là hành trình công tác.
 * Hành trình thứ tư: hành trình thải
Ở hành trình này piston đi từ ĐCD lên ĐCT và tiến hành đẩy sản vật cháy ra khỏi xy lanh của động cơ thông qua xu páp thải.
 Trước khi kết thúc hành trình thứ ba xu páp thải đã được mở ra sớm hơn một chút so với ĐCD (gọi là góc mở xu páp thải ). Làm như vậy để giảm áp suất trong xy lanh ở giai đoạn thải và do đó giảm được công âm tiêu hao cho việc đẩy khí ra ngoài của Piston. Ngoài ra khi giảm áp suất, lượng khí sót trong xy lanh cũng được giảm, do đó tăng lượng hỗn hợp khí nạp mới. Đồng thời để thải sản vật cháy xu páp thải được đóng muộn hơn một chút so với ĐCT.
 Do có sự mở sớm đóng muộn xu páp thải mà thời gian quá trình thải lớn hơn thời gian của hành trình thải.
TÊN GỌI VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG CƠ
Động cơ là một cổ máy phức tạp được cấu máy, thanh truyền, (trục khuỷu), piston, xecmăng, hệ thống phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, cơ cấu khởi động, bộ phận truyền lực lấy động cơ 4 thì của xe Honda 125T làm ví dụ, thì các bộ phận cấu thành động cơ và tác dụng của chúng như sau:
1 - Thân máy:
 Thân máy bao gồm: nắp xy lanh, thân xy lanh, hộp trục khuỷu. Thân máy là bộ phận cố định cơ tác dụng của nó là một trong các bộ phận tạo thành động cơ, là cơ thể để lắp ráp các bộ phận khác. Ngoài ra rất nhiều các chi tiết trên thân máy lại đóng vai trò cấu tạo nên các bộ phận khác như cơ cấu phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, thiết bị truyền lực.
 2- Cơ cấu thanh truyền, trục khuỷu:
       *  Nhóm thanh truyền, cốt máy (trục khuỷu)
    -    Trục khuỷu gồm có: Đầu cốt máy, cổ cốt máy, chốt cốt máy, máy cốt máy, đuôi cốt máy.
-    Thanh truyền được chia  làm 3 phần:
-    Đầu nhỏ thanh truyền: đầu lắp ghép với chốt piston
+ Đầu to thanh truyền: đầu lắp ghép với trục khuỷu
+ Đầu thanh truyền: Nối đầu nhỏ với đầu to
 Tác dụng của nó là truyền tiếp nhận  lực do  piston quay sau đó truyền cho trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài, nối với các bộ phận khác như cơ cấu phối khí, bơm dầu bôi trơn, lọc dầu...
* Nhóm piston: bao gồm piston, chốt piston, xecmăng (xecmăng và khí xecmăng dầu)
 Cấu  tạo gồm: đỉnh piston, thân piston, chân piston.
- Tác dụng của nó    tiếp nhận khí thế và truyền lực cho thanh truyền làm trục khuỷu, đưa công suất ra ngoài. Trong các quá trình nén, piston nén khí nạp và trong quá trình thải, piston làm nhiệm vụ như một bơm đẩy.
3- Cơ cấu phối khí:
 Cơ cấu phối khí bao gồm: xupap nạp, xupap thải, lò xo xupap, ống dẫn hướng, cò mổ, trục cò mổ, trục, cốt cam, sên cam. Tác dụng của  nó là để thực hiện quá trình thay đổi khí trong động cơ: thải sạch khí thải và nạp đầy hỗn hợp khí nạp đảm bảo cho động cơ làm việc liên tục.
4- Hệ  thống cung cấp nhiên liệu:
 Hệ thống cung cấp nhiên liệu bao gồm, thùng xăng, khoá xăng, lọc xăng, bộ chế hòa khí,  lọc  khí ống dẫn khí ống thoát khí, đồng hồ đo mức xăng. Tác dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu là chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp hơi xăng và không khí cho động cơ. Đảm bảo số lượng và thành phần khí hỗn hợp luôn luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
5- Hệ  thống đánh lửa.
 Hệ thống đánh lửa gồm có bình Ắc quy (nguồn cung cấp điện một chiều) CDI, cuộn dây lửa, tụ điện, mobil sườn. Tác dụng của nó là bảo đảm đúng thời gian quy định đánh lửa đốt cháy hỗn hợp khí nén trong buồng đốt.
6- Hệ thống  bôi trơn
 Tác dụng của hệ thống bôi trơn là làm trơn bề mặt của các bộ phận tiếp xúc với nhau ở  trong động cơ để giảm bớt trở lực và ma sát, giảm bớt hao mòn kim loại, thông qua dầu nhớt để giảm bớt nhiệt lượng, giảm nhiệt độ, làm tăng tuổi thọ của máy, ngoài ra còn làm sạch máy, kín máy và chống rỉ.
 Hệ thống  bôi trơn của động cơ là sử dụng phương pháp phun bắn và áp lực, cơ cấu bôi trơn áp lực gồm, bơm nhớt, lọc nhớt, ống dẫn nhớt, cơ cấu phun bắn nhớt chủ yếu nhờ (trục khuỷu) cốt máy tạo nên tia nhớt bôi trơn máy, sau khi hoàn thành việc bôi trơn máy dầu nhớt  lại chảy về hộp cốt máy được lọc qua  lưới lọc.
THỰC HÀNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ
Sau một thời gian dài hoạt động, các bộ phận vận động chính của động cơ như - xy lanh, piston, xecmăng, chốt piston bạc đạn, thanh truyền, cốt máy (trục khuỷu), bạc đạn cốt máy v.v.. sẽ sinh ra hiện tượng bị hao mòn, hư hỏng, động cơ sẽ sinh ra sự cố do đó ngoài việc nghiêm túc tuân thủ chế độ bảo trì, hiệu chỉnh lúc cần thiết còn phải tháo máy ra để xem xét kiểm tra và tiến hành sửa chữa, thay thế.
a.Tháo động cơ :
  1.Tháo vít và ống dẫn khí trên nấp catte trái .
  2. Tháo yếm , bộ lọc gió dây đánh lử a sơ cấp, cáp điện khởi động, tháo đầu nối 3P của cuộn dây với bộ phát điện.
  3. Tháo vit, cáp điện trong xe.
  4. Tháo vít cố định giảm chấn sau (trên) tháo vít và vòng đệm của động cơ và thân xe bên phải, tháo vít cố định cơ với thân xe bên trái, tức là có thể tháo máy ra khỏi khung xe đươc.
b-  Tháo, lắp giá cố định giảm chấn của động cơ.
1- Lấy mũ bougie, tháo ống chân không và ống dẫn xăng ra khỏi bộ chế hoà khí, tháo bulông, vít giảm chấn của động cơ và tháo toàn bộ động cơ .
2- Tháo vít và cuộn dây đánh lửa, tháo ống chân không, ống dẫn xăng.
3- Khi lắp lại máy hãy kiểm tra các đệm cao su giảm chấn có bị mòn hoặc rách không.
4- Lắp ốc vít lại, cuộn dây đánh lửa, ống dẫn xuống, ống chân không và vít.
5- Lắp mũ bougie, rồi lấy ống dẫn xăng, ống chân không với bộ chế hoà khí. Sau đó gắn động cơ với giá cố định giảm chấn của động cơ, trước hết lắp ốc mũ, và vít.
        c- Lắp ráp động cơ.
        1- Muốn ráp động cơ lên khung xe trước hết lắp các vòng đệm và vít giảm chấn bên phải của động cơ, lắp vít chấn bên trái động cơ. Sau đó vặn bulông và vít theo đúng quy định như hình 2-3-15, lực vặn tối đa vít 50 N.m. bulông là 50N.m.
      2- Ráp và vặn chắc vít cố định giảm chấn sau (bên trên) như hình 2-3-16, độ vặn qui định là 40N.m
3- Lắp vít và cáp điện trên thân xe như hình 2-3-10.
4- Lắp lại bộ phát điện đầu nối 3P, lắp đầu nối P với van tăng độ nhạy khởi động, dây kéo lỗ nạp dầu, ống dẫn xăng, ống chân không, cáp điện khởi động vòng sơ cấp đánh lửa, bộ lọc khí và yếm xe.
5- Ráp lại ống thông khí trên nắp cạt te và vặn chặt vít, vít giảm chấn của động cơ.
Chương III
CƠ CẤU PHỐI KHÍ VÀ NẮP XY LANH
 A. Nắp xy lanh . 
Nắp trên của thân xy lanh gọi là nắp xy lanh. Tác dụng của nắp xy lanh là làm kín xy lanh và cùng đỉnh piston, thân xy lanh, nắp quy lát vây kín lại tạo thành buồng đốt, tác dụng chịu áp suất cao của áp khí, giữa nắp xy lanh và thân xy lanh còn có vòng đệm lót tác dụng làm kín xy lanh. Nhằm để tiện cho việc tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa, trên nắp xy lanh, người ta lắp thêm nắp xy lanh - Ở bên trái nắp xy lanh có vách truyền lực của sên cam và bánh xe sên cam. Trên nắp xy lanh không chỉ lắp Bougie mà còn lắp đệm xu cáp, ống dẫn xu páp, bánh cam. cò mổ, trục cò mổ v.v... Nắp xy lanh được chế tạo bằng hợp kim nhôm, dẫn nhiệt tốt, nhiệt lượng khí đốt được tản nhiệt thông qua cánh tỏa nhiệt của nắp xy lanh, được gió bên ngoài đẩy khí nóng đi.
B. Cơ cấu phối khí
Cơ cấu phối khí là bảo đảm quá trình hoạt động của động cơ, căn cứ vào trình tự các bước hoạt động của động cơ như đóng, mở xu páp, đóng mở của thoát khí, hút hòa khí vào xy lanh đẩy khí thải ra khỏi lòng xy lanh, sau khi bị đốt cháy một cách chuẩn xác, đúng thời điểm.
Cơ cấu phối khí của động cơ 4 thì thể phân ra thành 2 loại là căn cứ vào cách bố trí vị trí của xu páp, loại 1 là cơ cấu phối khí bố trí xu páp ở đỉnh, loại 2 là cơ cấu phối khí bố trí xu páp ở mặt nghiêng. Sử dụng loại cơ cấu phối khí bố trí xu páp ở đỉnh, nên quyển sách này giới thiệu loại cơ cấu phối khí bố trí xu páp ở mặt nghiêng.
a- Nguyên lý hoạt động của cơ cấu phối khí kiểu bố trí xu páp ở đỉnh.
Cơ cấu phối khí kiểu bố trí trục cốt cam ở đỉnh chủ yếu là do: trục cốt cam, cò mổ, xu páp, lò xo páp bánh xe sên cam, sên cam, và bánh xe phụ sên phụ sên cam tạo nên.
Nguyên lý hoạt động:
   Khi cốt máy (trục khuỷu) chuyển động bánh xe cam của bán trục bên trái cốt máy (trục khuỷu) cũng đồng thời chuyển động, thông qua dây sên cam làm bánh cam (bánh lồi) trên trục cốt cam và trục cốt cam cũng chuyển động, sự chuyển động của trục cam, làm cho 2 bánh cam chuyển động theo gián cách thời gian nhất định đẩy cò mổ, làm cò mổ nén, ép lò xo xu páp đập vào xu páp làm xu páp, đóng mở đúng thời điểm, chuẩn xác.
Khi bánh cam không còn tác dụng với cò mổ nữa, lò xo xú páp phục hồi đưa xú páp phục hồi trạng thái đóng kín như cũ.
C Đặc điểm của cơ cấu phối khí
a- Cơ cấu giảm áp khởi động.
Lúc động cơ ngừng hoạt động, cốt máy (trục khuỷu) nói chung sẽ dừng lại tại điểm trước hoặc sau kì nén, nếu như trục khuỷu dừng lại sau kỳ nén, theo quán tính cốt máy (trục khuỷu) sẽ quay đến kỳ nén sau nữa, lúc đó vòng quay khối động hoặc độ giật của lực đạp không đáng kể. Nhưng khi cốt máy dừng trước kỳ nén, lực quán tính không đủ phải vượt qua kỳ nén lúc đó độ quay hoặc độ giật lại rất đáng kể. Vì hiện tượng đó mà người ta đã thiết kế thêm cơ cấu tự động giảm áp lực khí nén trong lòng xy lanh làm giảm vòng quay hoặc độ giật, cơ cấu này gọi là cơ cấu giảm áp.
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu giảm áp: Bên ngoài trục cam người ta lắp thêm một bánh cam giảm áp ở giữa chúng có thiết bị ly hợp 1 chiều (gọi là thiết bị ly hợp vượt quá) lúc động cơ hoạt động ly hợp 1 chiều quay trơn, một bản ép sẽ hạn định vị trí của bánh cam giảm áp làm cho cơ cấu giảm áp mất tác dụng. Lúc động cơ ngưng hoạt động nếu trục khuỷu dừng lại trước kỳ nén dưới tác dụng ngược của áp lực khí nén trong lòng xy lanh đẩy vào piston làm cốt máy quay ngược 1 chút rồi dừng lại. Bởi vì vòng quay ngược khóa chặt ly hợp1 chiều lại làm ly hợp cùng quay, làm bánh cam giảm áp cùng quay một góc tương ứng. Phần lồi lên tác dụng vào cò mổ đội xu páp thoát lên đỉnh, động cơ nhờ vậy mà dừng lại nhẹ nhàng.
Do đó khi xu páp thải ở trạng thái mở, động cơ khởi động áp lực nén sẽ giảm xuống, khi hết trở lực trong buồng cháy bánh cam giảm áp trên trục cam lại ở trạng thái quay trơn, không còn tác dụng giảm áp, khôi phục lại trạng thái bình thường ban đầu.
Chú ý: Lúc điều chỉnh gián cách của xu páp thải, xu páp thải lên đỉnh, làm gián cách xu páp lớn lên, tạo nên tạp âm lớn, và mất tác dụng giảm áp.
b- Cơ cấu tự động căng sên cam.
Trình bày cơ cấu tự động căng sên cam, cơ cấu này không cần phải điều chỉnh, nguyên lý hoạt động của nó là lò xo sản sinh ra lực quay ngược chiều kim đồng hồ, qua ren của cốt sinh ra phụ tải, tác dụng của phụ tải là đẩy vào trục căng làm căng sên cam.
THỰC HÀNH
Tháo lắp cơ cấu phối khí và đầu xy lanh
Khi ở động cơ xuất hiện những sự cố, hoặc tình trạng bất thường như sự cố do xú páp làm giảm lực nén máy nổ khó, yếu, cơ cấu phối khí có tạp âm to hoặc là nắp xy lanh bị hở, làm giảm mạnh lực nén thì ta phải kịp thời kiểm tra nắp xy lanh, và cơ cấu phối khí. Để kiểm tra loại sự cố này ta có thể kiểm tra bằng cách thử tăng áp hoặc thử để lọt. hoặc có thể dùng ống nghe tạp âm để kiểm tra. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, ta nên tháo máy kiểm tra.
a- Tháo trục cam.
1- Tháo bửng che đằng trước yếm xe, tháo ống dẫn khí trên nắp xy lanh, tháo vít chuyên dụng và nắp xy lanh.
2- Tháo nắp che lỗ kiểm tra.
3- Quay cốt máy thuận chiều kim đồng hồ cho ký hiệu “T” trên bánh đã trùng khớp với ký hiệu “tam giác” trên cạt te bên phải. Kiểm tra 2 lỗ nhỏ trên bánh xe sên cam đã bằng với nắp xy lanh hay chưa, xem lỗ to phải hướng lên trên, để xác định piston đang nằm ở điểm chết trên của kỳ nén. Cũng có thể kiểm tra 2 cò mổ xu páp có còn giữ gián cách không. Lúc này các bánh cam tạo thành hình chữ “Ù”, nếu như piston không nằm ở điểm chết trên của kỳ nén, thì tiếp tục quay thuận chiều kim đồng hồ 3600, sau đó kiểm tra lại một lần nữa như đã trình bày trên đây.
4- Tháo ốc mũ và vòng đệm kín của cơ cấu tự động căng sên cam.
5- Vặn ra hết cỡ trục căng sên cam, sau đó dùng tua vít dẹt vặn cố định lại.
6- Vặn 2-3 vòng theo kiểu chéo góc để tháo bản ngăn và bulông của bản cố định trục cốt cam.
7- Tháo khóa định vị cố định trục cốt cam.
Tháo dây sên cam ra khỏi bánh sên cam, tháo cốt cam
Lúc tháo tốt nhất là dung dây thép treo sợi sên cam lên, để tránh cho sợi sên cam không bị rơi vào cạt te máy.
9- Kiểm tra cốt cam, có thể dùng ngón tay xoay vòng ngoài của bạc đạn cốt cam, bạc đạn (ổ bi) phải chuyển động bình thường không có tạp âm, đồng thời cũng phải kiểm tra vòng trong của bạc đạn xem có cố định chắc chắn với trục cam không.
10 - Kiểm tra bánh cam xem có bị mòn, đo độ cao của bánh cam hãy dùng giá trị giới hạn tối đa là: nạp khí: 29,39mm. Thải khí 29,10mm
11- Để kiểm tra lỗ cố định trục cam, có thể dùng cây bulông 5mm, vặn vào trục cò mổ và kéo trục cò mổ ra, sau dó tháo bánh giảm áp ra, tháo cò mổ xu páp
12- Kiểm tra lỗ cố định trục cam có bị mòn không, kiểm tra mặt trơn của cò mổ, trục cò mổ xem có mòn xước không.
13- Nếu cần thì thay cò mổ, đồng thời kiểm tra bánh cam xem có mòn không. Đo đường kính trong 2 cây cò mổ giá trị sử dụng tối đa là 10-10mm, đo đường ngoài của trục cò mổ giá trị tối đa là 9-91mm.
14- Kiểm tra cơ cấu hạn chế vị trí, bản chắn, lò xo xem có hư, mòn không, có hoạt động bình thường không.
15- Tháo nắp che xylanh. Trước hết mở đinh ốc đằng sau của bản ngăn ống dẫn khí, sau đó tháo bản ngăn, vòng đệm, vành lót. Khi lắp vào theo thứ tự ngược lại
b- Mở nắp xylanh
1- Dựng chân chống xe lên cho bánh sau nâng cao, mở ốc cố định giảm chấn sau (phía dưới) cố định chân xe quay cho động cơ hướng lên trên.
2- Thứ tự mở: Trục cốt cam, bộ chế hòa khí, hệ thống thải khí bulông và kẹp ống
3- Mở ốc nắp che quạt gió, mở nắp che quạt gió, mở ốc cố định nắp che (phía nạp khí).
4- Mở vít cố định nắp che (phía thải khí) mở vít cố định chuyên dụng nắp che và tháo nắp che.
5- Thứ tự lần lượt tháo bàn gác chân, bulông, tháo bộ phận căng sên cam, mở vòng đệm kính hình chữ “O”
6- Tháo vòng đệm cao su, bulông náp xylanh, và nắp xylanh
7- Tháo vòng đệm kín, khóa định vị, tháo cần định hướng sên cam
c- Phân tích nắp xylanh;
1- Dùng dụng cụ nén lò xo xupáp nén lò so xu páp lại, tháo kẹp khóa xupáp ra, chú ý: không được ép lò xo xu páp quá mạnh, để tránh làm yếu    lò xo.
2- Lần lượt thứ tự phân tích các bộ phận xupáp: Đệm lò xo xu páp trong, ngoài, khoen đậm lò xo, xu páp và phớt dầu xu páp.
3- Cạo sạch muội tích trong buồng đốt, cạo sạch các chất liệu của đệm lót trên bề mặt cắt của nắp xylanh.
4- Kiểm tra lổ bougie và miệng xu páp có rách xước không, dùng thước thẳng và thước kẹp kiểm tra bề mặt cắt chi tiếp diện của nắp xylanh có bị cong, lồi lõm không, dùng giá trị giới hạn tối đa là: 0,05mm
5- Kiểm tra tình hình hoạt động của xu páp, cây xu páp có mẻ, xước không, đo đường kính ngoài của xu páp, giá trị giới hạn tối là trong/ngoài 4-90mm. Đặt xu páp vào ống dẫn xu páp để kiểm tra sự hoạt động của ống dẫn xu páp.
6- Trước khi kiểm tra ống dẫn xu páp nên dùng con dao nhỏ cạo sạch muội trong lòng ống dẫn xu páp, lúc cạo, xoay tua vít theo chiều thuận kim đồng hồ, tuyệt đối không được quay chiều ngược lại.
7- Dùng thước đồng hồ bách phân đo đường kính trong ống dân xu páp ghi lại vị trí số đo mỗi lần, dùng giá trị giới hạn tối đa là trong/ngoài 5-03mm. Tính toán kích thước giữa cây xu páp và ống dẫn dùng giá trị giới hạn tối đa là. Trong 0-08mm; ngoài 0-10mm.
8- Nếu như kích thước giữa cán xu páp và ống dẫn xu páp vượt quá giới hạn cho phép tối đa. Phải thay ống dẫn xu páp khác, và dùng tua vít điều chỉnh cho tới khi thích hợp. Nếu như sau khi thay mà kích thước vẫn vượt quá giới hạn thì phải thay cả cây xu páp, khi lắp ống dẫn xu páp mới phải điều chỉnh lại miệng xu páp.
9- Đo độ dài tự do của lò xo trong và ngoài xu páp, dùng giá trị giới hạn tối đa: trong 29-1mm, ngoài 31-5mm.
d- Thay ống dẫn xu páp:
1- Hãy đặt ống dẫn xu páp mới vào trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng đồng hồ, dùng lò xo điện đốt nóng nắp xy lanh. Lên tới: 100C đến 150C, sau đó cố định nắp xy lanh, dùng dụng cụ tháo lắp ống dãn, tháo ống dẫn xu páp.
2- Lắp một vòng đệm kính hình chữ O vào trên ống dẫn xu páp mới, lắp ống dẫn xu páp tù phía trên nắp xy lanh.
Chú ý: Không được làm xây xước nắp xy lanh.
3- Sau khi lắp xong ống dẫn xu páp, nên dùng tua vít nhỏ điều chỉnh lại, khi điều chỉnh nên trát một chút bột cát dầu, và quay tua vít thuận chiều kim đồng hồ.
4- Lau sạch vụn sắt, cạo sạch nắp xy lanh, điều chỉnh lại miệng          xu páp.
e- Điều chỉnh và kiểm tra miệng xu páp
1- Cạo sạch muội trên cây xu páp, bôi ít cát nhuyễn vào miệng xu páp đặt xu páp áp nhẹ lên miệng xu páp mà quay.
2- Lấy cây xu páp ra, kiểm tra miệng của từng cây xu páp, giới hạn tiêu chuẩn xu páp hút 1-10mm xu páp thải: 1-00mm.
Dùng giá trị giới hạn tối đa là: 1-60mm (xu páp nạp), xu páp thải: 1-60mm.
Nếu như mặt tiếp xúc ở miệng xu páp quá rộng, quá hẹp, hoặc có vết xước quá sâu, thì phải doa lại miệng xu páp, chú ý là cây xu páp thì không thể điều chỉnh, chỉ có thể thay cây mới.
3- Các loại dao tiện miệng xu páp, khi tiện thì nên gắn thêm cái cán.
4- Trước hết dùng dao tiện 450 để mài gọt chỗ lồi không bằng phẳng trên miệng xu páp, chú ý lúc thay ống dẫn xu páp cũng dùng dao tiện 450 để điều chỉnh mặt tiếp xúc của xu páp.
5- Dùng dao tiện 320 để gọt đi phía nghiêng bên ngoài 1/4.
6- Dùng dao tiện 600 để gọt di mặt nghiêng trong 1/4. Sau đó thì dùng dao tiện 450 để điều chỉnh miệng xu páp, cứ điều chỉnh cho đến lúc đạt độ rộng thích hợp.
Dùng dao tiện 450 để hoàn chỉnh miệng xu páp bôi 1 lớp cát nhuyễn lên miệng xu páp (Prosen) đặt cây vào miệng xu páp, chú ý là: việc đóng kín mặt tiếp xúc giữa miệng xu páp và cây xu báp rất quan trọng, nếu như mặt tiết diện của miệng xu páp mà cao, thì dùng dao tiện 320 mài bớt đi, nếu mặt tiết diện mà cây xu páp hơi thấp, phải dùng dao tiện 600 đôn cao mặt tiết diện của miệng xu páp. Cuối cùng dùng dao tiện 600 để hoàn thiện miệng xu páp cho đến khi đạt được yêu cầu sau khi hoàn thành, bôi một lớp cát nhuyễn lên xu páp, đặt xu páp lên miệng xu páp và bắt đầu mài, sau khi mài xong thì lau sạch xu páp và miệng xu páp.
Độ rộng mặt tiết diện của miêng xu páp cũ.
f- Lắp các bộ phận của nắp xy lanh.
1- Lắp lò xo trong, ngoài xu páp và phớt chận dầu xu páp.
2- Dùng dầu nhớt, bôi trơn cây xu páp, ráp vào vị trí xu páp, vòng đệm lò xo, lò xo và bệ đỡ lò xo. Chú ý: đầu có sợi lò xo hơi nhỏ thì hướng lên trên buồng đốt.
3- Dùng dụng cụ nén lò xo xu báp, nén lò xo lại, lắp kẹp khóa xu páp
4- Đặt nắp xy lanh lên bàn, dùng búa cao su gõ nhẹ vào cán xu páp để khóa chắc xu páp lại.
g- Lắp nắp xy lanh:
1- Lau sạch mặt phẳng tiếp xúc của nắp xy lanh và xy lanh, lắp vòng đệm mới vào (khi tháo lắp lại xy lanh nhất định phải thay vòng lót đệm) lắp khóa định vị lắp cần định hướng sên cam.
2- Lắp nắp xy lanh, đinh bulông vòng lót cao su.
3- Dùng tua vít dẹp lắp và vặn chặn cơ cấu căng sên cam, vòng đệm, sau đó vặn chặt bulông cố định lại, sau đó lắp bàn đạp chân vào.
4- Lắp bửng che, bên phía nạp, thải khí lắp bulông chuyên dụng cố định nắp che (phía thải khí).
Giới hạn của độ vặn: Bulông chuyên dụng cố định nắp che 13N.m
Bulông cố định nắp che (phía thải) 8N.m.
5- Lắp bulông cố định nắp che (phía nạp khí)
Giới hạn lực siết: 8N.m
6- Theo thứ tự sau đây mà lắp: bulông - kẹp ống, bộ chế hòa khí, hệ thống giới hạn lực siết - đinh bulông kẹp ống: 2N.m.
7- Lắp bộ phận giảm chấn sau, bulông cố định vặn chặt theo lực qui dịnh là 27N.m.
h- Lắp trục cam:
1- Lắp lỗ cố định trục cam, cho một ít dầu bôi trơn lên trục cò mổ, lắp bộ phận hạn định vị trí và cò mổ vào khối cố định, lắp trục cò mổ vào, chú ý: miếng khuyết trên trục cò mổ phải đối chuẩn với bulông trên khối cố định.
i- Lắp nắp che nắp xy lanh và trục cam;
1- quay cốt máy thuận chiều kim đồng hồ sao cho ký hiệu chữ “T” trên bánh trớn đối chuẩn với ký hiệu trên nắp cạt te phải làm cho một ít dầu bôi trơn vào bánh răng cam và ổ bi trục cam. Sau đó lắp trục cốt cam. Chú ý: Lỗ to trên bánh răng cốt cam hướng lên trên, còn 2 lỗ nhỏ bằng mặt với mặt phẳng nắp xy lanh, sau đó cài khóa định vị.
2- Lắp toàn bộ phận cố định trục cam.
3- Lắp bản ngăn vặn bulông cố định và vặn chặt cam theo phương pháp vặn, vặn đều đối góc.
4- Dùng một tua vít dẹt vặn ngược chiều kim đồng hồ để tháo lỏng khâu khóa của bộ phận căng sên cam. Thay vào một vòng đệm mới, vặn chặt vít của bộ phận căng sên cam.
5- Quay cốt 2 vòng (7200) làm cho ký hiệu chữ “T” trên bánh đà đối chuẩn với dấu ký hiệu trên nắp cạt te bên phải, kiểm tra lỗ nhỏ trên bánh răng trục cam và vị trí lỗ to trên bánh răng trục cam đã đúng vị trí hay chỉ điều chỉnh gián cách xu páp, sau đó lắp nắp che quạt gió và bulông nắp che quạt gió, lực siết cho phép: 8N.m.
6- Lắp nắp che nắp xy lanh, lắp bulông chuyên dụng và vặn chặt theo lực vặn qui định :12N.m lắp ống thông khí.
j- Thay sên cam:
1- lúc thay sên cam ta không cần tháo động cơ ra khỏi xe, đầu tiên  tháo trục cam, tháo bánh xe curoa.
2- Tháo nắp sên cam.
3- Tháo sên cam.
4- Lúc lắp thì trước tiên lắp dây sên cam, thay vòng đệm hình chữ “O” bôi một ít dầu nhớt lên, nắp bánh răng, phớt chận dầu, vòng lót đệm hình chữ “O”. Lúc lắp chú ý không được làm hư phớt dầu, lắp lại bánh xe curoa và trục cam.
CHƯƠNG IV
TỔ HỢP XY LANH VÀ PISTON
A.Thân xy lanh
Tác dụng của thân xy lanh là hình thành nên dung tích buồng cháy. Lúc hoạt động lòng xy lanh có nhiệt độ cao, áp suất lớn, điều kiện bôi trơn rất kém, ngoài ra sau khi đốt khí thì lòng xy lanh lại mang tính bị bào mòn, vì vậy mà thân xy lanh phải có tính chịu ăn mòn, chịu nhiệt và mài mòn tốt thân xy lanh của động cơ được làm bằng hợp kim nhôm, trọng lượng nhẹ, tản nhiệt nhanh. Vách trong của thân xy lanh có đúc máng sên cam, vách ngoài có đúc cách tỏa nhiệt, thông qua hệ thống làm mát máy làm cho sự tản nhiệt càng tốt hơn.
B.Các bộ phận của Piston
Các bộ phận của Piston bao gồm: piston, secmăng, chốt piston, vòng hảm chốt.
Vòng secmăng (bạc Piston) phần thành 2 loại. Secmăng dầu và secmăng khí, secmăng khí có hai cái, được lắp vào hai rãnh ở giữa và ở trên đầu piston, tác dụng của secmăng khí làm kín xy lanh, ngăn không cho khí trong xy lanh lọt vào trong cạt te máy. Vòng secmăng thứ nhất còn kiêm việc dẫn hướng piston, secmăng đầu chỉ có một vòng được lắp vào rãnh thứ 3 ở piston, tác dụng của nó là vét sạch dầu dư trong lòng xy lanh không để bị đẩy vào trong buồng đốt, giảm bớt sự  đóng muội.
Tác dụng của cụm piston
1- Chịu áp lực sinh ra trong lòng xy lanh sau khi đốt cháy và chịu lực đó để bị đẩy theo hướng chuyển thẳng thông qua thanh truyền để quay trục khuỷu đưa công suất ra ngoài.
2- Cùng với nắp xy lanh tạo ra buồng đốt
3- Bảo đảm độ kín buồng đốt
                         THỰC HÀNH THÁO LẮP XY LANH VÀ PISTON
Tổ hợp thân xy lanh. Piston là những bộ phận vô cùng quan trọng, hoạt động trong điều kiện tải trọng cơ học lớn, chịu nhiệt độ rất độ cao, áp lực lớn tốc độ chuyển động của piston rất lớn do vậy mà nếu như trong lòng xy lanh có vết xước lớn, hoặc bị mòn quá giới hạn sử dụng, secmăng mòn hoặc piston bị biến dạng, bị vỡ v.v.... Chúng ta phải kịp thời tháo ra tiến hành kiểm tra sửa chữa và thay thế.
a- Tháo rời thân xy lanh
1- Trước hết tháo nắp xy lanh sau đó tháo thân xy lanh.
2- Tháo vòng đệm, khóa định vị cạo sạch mặt phẳng tiếp diện của thân xy lanh. Chú ý: Không được làm xây xước mặt phẳng tiếp diện.
3- Dùng thước phẳng, thước hẹp kiểm tra độ bằng của mặt phẳng tiếp diện của xy lanh,sử dụng giá trị giới hạn tối đa là 0,05mm.
4- Kiểm tra trong lòng xy lanh xem có xây xước không, đo đường kính trong của xy lanh theo từng vị trí trên, giữa và dưới lấy số liệu 2 hướng vuông góc với nhau dùng giá trị giới hạn tối đa là 52.50mm, đo đường kính ngoài của piston dùng giá trị lớn nhất của đường kính trong của xy lanh để tính toán kích thước giữa xy lanh và Piston với giá trị giới hạn tối đa là 53-3mm.
5- Trên trục X và trục Y từ 3 vị trí đo độ tròn của xy lanh để lấy giá trị lớn nhất của xy lanh. Giá trị giới hạn tối đa là 0-05mm. Bằng cách đo như vậy, đo độ tròn của xy lanh để lấy giá trị lớn nhất, giá trị giới hạn tối đa là 0 - 05mm.
b- Tháo rời Piston.
1- Dùng một miếng vải sạch bịt kín miệng hộp cột cạt te để tránh không cho vòng hãm của chốt Piston rơi vào trong hộp cạt te, dùng kìm mỏ nhọn tháo vòng hãm chốt ra, dùng ngón tay đẩy chốt Piston ra, sau đó tháo Piston .
2 - Tháo vòng secmăng ra, lúc tháo trước hết căng miệng secmăng ra.
Tháo secmăng ra từ phía khác .
3 - Cạo sạch đỉnh Piston, kiểm tra xem Piston có bị lõm xuống, xây xước không dùng secmăng cũ cạo sạch muội ở rãng secmăng chú ý không được dùng bàn chải sắt mà chải, không được làm xước rãnh. Đặt kí hiệu secmăng hướng lên trên, lắp secmăng vào rãng dùng thước kẹp đo kích thước giữa secmăng và rãnh secmăng, dùng giá trị giới hạn tối đa là = rãnh, vòng thứ nhất =  0-09 mm rãnh, vòng thứ 2 = 0 -09 mm
Dùng Piston đánh secmăng vào đoạn đáy xy lanh khoảng 10mm. Đo độ hở của miệng secmăng.
Dùng giá trị giới hạn tối đa: Vòng thứ nhất 0,45mm. Vòng thứ 2 0,50mm
5- Đo đường kính ngoài Piston đoạn dưới Piston khoảng 10mmgiá trị giới hạn tối đa là 52,3mm. Dùng giá trị đo được để tính kích thước giữa xy lanh và Piston với giá trị tối đa là: 0 -10mm. Từ hai hướng thẳng đứng khác nhau đo đường kính trong của lỗ lắp chốt Piston, giá trị giới hạn tối đa là: 15 -04mm.
6- Lấy số đo của hai hướng thẳng đứng khác nhau đo đường kính ngoài của chốt Piston ở các điểm bên trái, bên phải, ở giữa, dùng giá trị giới hạn tối đa là 14,96mm, tính kích thước giữa lỗ chốt  và chốt piston , dùng giá trị giới hạn tối đa là 0 -02mm
7- Đo đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền, dùng giá trị giới hạn tối đa là: 15,06mm tính kích thước đường kính trong đầu nhỏ thanh truyền và chốt Piston dùng giá trị giới hạn tối đa là:0,06mm
C - Lắp Pistion
1- Đặt secmăng vào rãnh và xoay, kiểm tra secmăng và rãnh có vừa khớp chưa .
2- Khi lắp lưu ý vòng thứ nhất và vòng thứ 2 không được đổi cho nhau.
3- Lúc lắp secmăng dầu thì trước hết lắp vòng ngăn trước, sau đó mới lắp vòng đầu, miệng vòng dầu phải lệch nhau.
4- Miệng hở của secmăng lệch nhau 120 độ.
5- Ráp xong kiểm tra các vòng secmăng chuyển động nhẹ nhàng không.
6 - Lúc lắp Pistion, trước hết lấy một miếng vải sạch bịt kín miệng hộp catte, bôi một ít dầu vào chốt Piston, để kí hiệu IN. Trên đỉnh Piston hướng lên phía thải khí, lắp chốt Piston và vòng hãm chốt. Không được dùng vòng hãm cũ, vòng hãm mở miệng phải tránh chỗ lõm trên lỗ chốt Piston.
7- Lau sạch mặt phẳng của xy lanh.
1- Lắp khoá định vị và vòng lót đệm mới
Thoa một ít đầu lên, lòng xy lanh, mặt ngoài Piston, secmăng piston, rãnh secmăng, dùng ngón tay ép chặt secmăng đặt vào xy lanh
  3- Lắp nắp xy lanh. 
CHƯƠNG V
BÁNH DẪN ĐỘNG CUROA BỊ ĐỘNG
BỘ PHẬN LY HỢP VÀ CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG BẰMG CHÂN.
                      CƠ CẤU TRUYỀN LỰC DÂY CUROA HÌNH CHỮ V
 Cấu tạo cơ bản của cơ cấu truyền lực dây curoa hình chữ v được trình bày trong. Nó được tạo thành bởi bánh xe curoa dẫn động, bánh xe curoa bị động có đường kính thay đổi tuỳ ý và dây curoa có độ dài nhất định. Khi động cơ tăng tốc độ hoạt động, bánh xe curoa dẫn động bị tác động của lực ly tâm, buli lăn theo bảng nghiêng B đồng thời đẩy đĩa bị đọng chủ động chuyển động theo rãnh cho tới điểm dừng,cùng lúc dây curoa hình chữ v trên bánh xe curoa bị động cũng chuyển động theo, đồng thời bị lò xo nén lại, bán kính tiếp xúc của dây curoa bị thu nhỏ lại. Cũng có thể nói là tuỳ sự thay đổi tốc độ động cơ, cùng lúc bánh xe curoa chủ động , bị động liên quan với nhau heo tỷ số truyền lực (bán kính tiếp xúc) liên tục từ thấp lên cao, thay đổi một cách không ngừng.
1.Tác dụng của cam điều chỉnh ngẫu lực.
     Trên đường bằng phẳngxe chạy tốc độ cao, đến lúc lên dốc sẽ xảy ra trình trạng một mặt thì thay đổi phụ tải từ bánh sau truyền đến đĩa bị động, lực nghiêng w tăng lên  mặt khác lúc tốc độ giảm xuống lực ly tâm của quả tạ ly tâm, lò xo s cùng với sự thăng bằng của lực chuyển đổi điều tiết kích thước cam cũng lập tức có sự thay đổi, và tỷ lệ giảm tốc tương đương với phụ tải được tự động điều tiết.
2.Bộ ly hợp kiểu ly tâm.
Bộ ly hợp kiểu ly tâm sẽ hoạt động lúc tốc tốc độ củađộng cơ là trên 3500 vòng/phút (lúc chuyển tốc). Lúc bắt đầu tăng tốc độ động cơ đang ở trạng thái hãm lại lúc này tỹ suấtgiảm rất lớn nhưng vừa tầm trong phạm vi tốc độ xe chạy khoảng 15 km/giờ. Lúc tăng tốc chạy đường dài, muốn dừng xe ta giảm tốc độ, ly hợp trở về vị trí ban đầu.
CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG BẰNG CHÂN.

Xe honda  sử dụng 2 loại cơ cấu khởi động bằng điện và bằng chân. Trong đó cơ cấu khởi động bằng chân là sử dụng nguyên lý phản xung (sức giật ) bộ khởi động dùng bánh răng hình cánh quạt và 3 trục khởi động. Bánh răng hình quạt của trục khởi động  và rảnh xoắn trên trục trung gian ăn khớp vào nhau làm bánh răng trục quay theo hướng nghiêng, vào trong ăn khớp với bánh răng truyền lực khởi động trên cốt máy (trục khuỷu), làm cốt máy quay, piston vận động, động cơ bắt đầu làm việc.

THỰC HÀNH
THÁO LẮP CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG BẰNG CHÂN.
BỘ PHẬN LY HỢP BÁNH XE CUROA CHỦ ĐỘNG VÀ BỊ ĐỘNG.

A.Nắp cạt te trái.
     1.Tháo
        Tháo vít nẹp ra,tháo ống dẫn khí trên nắp cạt te trái, tháo nắp bộ lọc gió.
        Tháo bulông và cần đạp khởi động, tháo các ốc vít nắp cạt te theo kiểu nới lỏng chéo góc. Sau đó tháo nắp cạt te trái ra, lấy trục định vị và vòng đệm ra.
       2.Lắp  ráp .
          Lúc lắp ráp tiến hành thứ tự ngược lại lúc tháo,chú ý: phải thay mới vòng đệmnắp cạt te và vặn chặt bulông nắp cạt te theo thứ tự chéo góc. Khi lắp cần đạp khởi động bằng chân thì cần chú ý đối chuẩn ký hiệu (Lỗ khuyết và ký hiệu trên trục khởi động).
B . Bánh xe curoa chủ động
1.  Tháo
1)  Trước hết phải tháo nắp cạt te trái dùng kìm vạn năng (dụng cụ chuyên dùng) cố định đĩa chủ động của bánh xe curoa tháo bulông và vòng đệm của đĩa chủ động, tiếp đến tháo đĩa chủ động, dây curoa truyền lực, đĩa bị động và ống lót
2)  Tháo ống lót trên đĩa bị động. Sau đó, tháo đĩa nghiêng bi đũa của trục quay quay trơn ở mặt bên.
3)  Kiểm tra dây curoa truyền lực xem có bị rách, có gì khác thường, hoặc mòn vì dùng quá lâu, đo độ rộng của dây curoa, dùng giá trị giới hạn tối đa: 19.00 mm.
Chú ý : sử dụng d6y curoa truyền lực loại tốt nhất.
4)  Kiểm tra bi của trục quay trơn có mòn không, đo đường kính ngoài của viên bi, dùng giá trị giới hạn tối đa là:19-50mm.
5)    Kiểm tra, đo đường kính trong của đĩa bị động, sử dụng giới hạn tối đa là:24-09mm.
6)    Kiểm tra bạc thau của đĩa bị động xem có mòn không, đo đường kính ngoài,dùng giá trị giới hạn tối đa là:23-09mm.
2..lắp ráp
1)    hình 2-6-17 trình bày các chi tiết của bánh xe curoa chủ động lúc lắp ráp,tiến hành các bước ngược lại lúc tháo, chú ý:mặt quay trơn của đĩa bị động vàbi đũa quay trơn không được dính dầu mỡ.
2)    Lúc lắp dây curoa chú ý không được làm xây xước bề mặt, không được để dính dầu mỡ vào mặt dây curoa và đĩa curoa.
3)    Dùng kìm vạn năng cố định đĩa chủ động, vặn chặt mũ vít cho đến đạt ngẫu lực xiết quy định(60nm)xong thì lắp nắp cạt te trái vào.
 C.Bộ ly hợp và bánh xe curoa chủ động.
  1.tháo
 1) Tháo nắp cạt te trái và bánh xe curoa chủ động, dùng kìm vạn năng cố định nắp che bộ ly hợp, tháo mũ vít, vòng đệm, thào nắp che bộ ly hợp và bánh xe curoa bị động.
 2) Tách bánh xe curoa bị động và bộ ly hợp lắp dụng cụ ép lò xo của bộ ly hợp vào, lúc này trục định vị phải đối xứng với máng lõm 3 điểm trên mặt nghiêng của bộ ly hợp. Ep bộ ly hợp và bánh xe curoa bị động, dùng kìm bai để cố định dụng cụ ép lò xo, dùng cờ lê 6 cạnh 39mm*41mm nới bulông cố định ra, chú ý :lúc ép lò xo không được quá độ, tránh làm lò xo yếu đi.
  3)Tháo bộ ly hợp bánh xe curoa bị động, từ trên dụng cụ ép lò xo bộ ly hợp, tách           bộ ly hợp và bánh xe curoa ra.
4)    Tách bộ ly hợp. Trước hết lấy vòng hãm hình chữ E và đĩa cam ra, tháo quả tạ ma sát lò xo đàn hồi và đệm cao su giảm chấn, chú ý không được xây xước các linh kiện.
5)       Tách bánh xe curoa bị động trước hết tháo đệm kín chốt clavet, đĩa bị động quay trơn, tháo phớt dầu và đệm kín hình chữ O ở đĩa bị động ra.
2.Lắp ráp
1)    Thay ổ bi đĩa chủ động, trứơc hết tháo ổ bi kim ở trong, lấy vòng hãm ra, tháo ổ bi ở ngoài.
2)    Bôi ít mỡ vào ổ bi mới lắp vào đĩa chủ động, chú ý dùng 6g đến 7g mỡ bôi đầy vào các khe hở của bi, lúc  lắp ổ bi để bề mặt có ghi ký hiệu ra ngoài.
3)    Lắp vòng hãm, bôi một ít mỡ vào ổ bi kim loại rồi lắp vào đĩa chủ động, chú ý bề mặt ổ bi có ghi ký hiệu ra ngoài.
4)    Kiểm tra: kiểm tra  xem nắp che bộ ly hợp  có bị xây xước mòn quá không, đo đường kính trong, dùng giá trị giới hạn tối đa là:125-50mm.
5)    Kiểm tra độ ma sát của quả tạ ly hợp có mòn, rách , vỡ không, đo độ dày của rô ma sát , dùng giá trị giới hạn tối đa là:2mm.
6)    Đo độ dài tự nhiên của lò xo, dùng giá trị giới hạn tối đa là:136.00mm/
7)    Kiểm tra đường kính ngoài của trục đĩa chủ động có mòn không, đo đường kính ngoài dùng giá trị giới hạn tối đa là:33-94mm.
8)       Kiểm trađường kính trong của đĩa bị động có mòn không, đo đường kính trong dùng giá trị tối đa là:34-06mm.
9)    Lắp trước hết khi lắp bánh xe curoa bị động, cần lau sạch dầu mỡ ở bề mặt bánh xe, sau đó lắp phớt dầu, bôi một ít dầu mỡ vào đệm kính hình chữ O rồi lắp vào đĩa bị động quay trơn, lắp đĩa bị động, bôi một ít mỡ vào chốt clavet lắp vào đĩa chủ động . Cuối cùnglắp vòng đệm kín. Chú ý: cần lau sạch dầu mỡ bám trên bề mặt bánh xe.
10)    Lắp đệm cao su giảm chấn, quả tạ ly hợp, lò xo đàn hồi vào đĩa chủ động, lắp đĩa cam và vòng hãm hình chữ E.
11)         Thứ tự ngược lại lúc tháo, lắp bánh xe curoa bị động, bộ ly hợp, vặn mũ vít cố định đúng lực xiêt quy định (50Nm) sau đó lắp bánh xe curoa chủ động và nắp cạt te trái.
 D. Cơ cấu khởi động bằng chân
  1.Tháo
1)    Trước hết tháo nắp cạt te trái, bánh xe curoachủ động, bánh xe curoa bị động và bộ ly hợp.
2)    Tháo vòng đệm trên trục  khởi động, tháo bulông, vòng hãm lấy lò xo hồi vị, bạc thau và trục khởi động ra.
3)    Lấy bạc thau, trục khởi động ra, tháo trục khởi động trung gian ra.
4)    Tách ccác bộ phận:lấy lò xo ra khỏi trục khởi động ,tháo chốt khoá, vòng đệm, lò xo hồi vị, lò xo và bánh răng ra khỏi trục trung gian.
5)    Kiểm tra trục khởi động có mòn không, kiểm tra ống lót của trục khởi động, ống lót của trục trung gian, có mòn, hư không, bánh răng trục trung gian có mòn hư không.
         2.Lắp ráp
1)    Lúc lắp ráp tiến hành các bước thứ tự ngược lại.
2)    Bôi một ít mỡ bò vào rảnh lò xo trong nắp cạt te đối chuẩn chốt khoá trên trục trung gian với miệng lõm trên cạt te, sau đó lắp thật chuẩn xác lò xo vào rảnh sau đó lắp ống lót của trục trung gian, trục khởi động vào.
3)    Lúc lắp trục khởi động cần phải để ký hiệu trên bánh răng hình cánh quạt và ký hiệu trên bánh răng trục trung gian, ngay ngắn với nhau sau đó lắp lò xo hồi vị, bản chận, bulông đệm của trục khởi động.
4)    Lắp bộ ly hợp, bánh xe curoa chủ động, bị động và nắp cạt te trái
E. Ống dẫn khí trên nắp cạt te trái:
1.  Trước hết tháo bửng che đằng trước bên dưới, bên trái và bửng sau bên trái, nới lỏng bulông, tháo bửng che cao su, tháo ống dẫn khí trên nắp cạt te trái.
2.  Lúc lắp thì làm ngược lại lúc tháo, chú ý:Lúc lắp ống dẫn khí cần phải đối chuẩn 2 đầu nối.
3.  Lắp ráp hộp ống dẫn khí, trước hết tháo cần đạp ra tháo ống dẫn khí và hộpống dẫn khí .
4.  Lúc ráp vào thì làm thứ tự ngược lại lúc tháo (chú ý:cần phài căn chuẩn lổ ở trên hộp ống dẫn khí và lổ trên thân xe, đối chuẩn đầu nối của ống dẫn khí và đầu nối).sau đó lắp cần đạp vào.
CHƯƠNG VI
HỘP SỐ VÔ CẤP      
              Việc bảo dưỡng và sửa chữa hộp số vô cấp được tiên hành ngay cả khi động cơ  đang ở trên thân xe, nhưng khi thay thế ổ bi nắp cạt te trái hoặc trục chủ động thì phải tháo động cơ,bộ thắng sau, rồi mới có thể tiến hành được.
THỰC HÀNH
Tháo hộp số vô cấp
Tháo  hết dầu trong hộp số ra, tháo bộ ly hợp, bánh xe curoa bị động, tháo bánh sau, và nới ốc điều chỉnh thắng sau, tháo bulông cố định                 
                        KIỂM TRA CƠ CẤU HỘP SỐ VÔ CẤP
           Kiểm tra toàn bộ bạc đạn có mòn không, hư không, kiểm tra trục chủ động và bánh răng trục bánh răng và trục bánh xe sau có mòn , hư không, nếu mòn,hoặc hư hỏng  phải kịp thời thay thế. Kiểm tra trục trung gian và bánh răng có mòn, hư hỏng gì không, nếu mòn hoặc hưng hỏng cần kịp thời thay thế.
THAY THẾ BẠC ĐẠN CỦA CƠ CẤU HỘP SỐ VÔ CẤP.
I . Ổ BI TRỤC CHỦ ĐỘNG VÀ TRỤC TRUNG GIAN
1)          Tháo phớt dầu và ổ bi trục, ổ bi trục chủ động và trục trung gian ra khỏi nắp hộp số lúc tháo dùng dụng cụ chuyên dùng.
2)          Đặt ổ bi mới trong nắp hộp số, lúc lắp phải dùng dụng cụ chuyên dùng.
 II .Ổ BI NẮP CẠT TE TRÁI
         Dùng dụng cụ cguyên dụng tháo ổ bi trục trung gian và ổ bi trục chủ động trên nắp cạt te trái.
Lắp bac đạn mới vào cat te trái, lúc lắp phải dùng dụng cụ chuyên dụng lắp bac đạn để lắp.
Lắp hộp số  vô cấp
 Lúc lắp hộp số tiến hành các bước thứ tự ngược lại lúc tháo.
 Chu ý: Sau khi lắp xong căn cứ vào quy định trong hợp số, chăm vào 0.2 l dầu bôi trơn.
CHƯƠNG VII
BỘ PHÁT ĐIỆN VÀ BỘ LY HỢP
KHỞI ĐỘNG MỘT CHIỀU
Thực hành tháo lắp volant
1- THÁO:
1- Tháo bửng che đằng sau bên phải xe, sau đó tháo đầu nối 3P của bộ phát điện, tháo bulông nắp quạt gió, tháo nắp quạt gió cuối cùng tháo bulông và quạt gió.
2- Dùng kim vạn năng, cố định bánh trớn (volant) của bộ phát điện, tháo vòng đệm và bulông cố định ra. Sau đó dùng dụng cụ tháo volant của bộ phát điện ra.
3- Tháo bulông và kẹp dây dẫn, tháo đệm cao su ở máng lỏm nắp cạt te phải ra, tháo bulông và cuộn dây đánh lửa, tháo bulông và cuộn dây Stato.
2- LẮP RÁP:
1- Lúc ráp thì tiến hành thứ tự các bước ngược lại lúc tháo, vặn chặt bulông cố định Stato đến đạt lực siết quy định là: 10Nm, vạn chặt bulông cố định cuộn dây đánh lửa đến lực siết quy định là (6Nm), vặn chặt bulông. Cố định kẹp dây dẫn đến lực siết quy định là: 10 Nm.
Chú ý: Là không được ép lên dây dẫn.
2- Trước khi ráp volant, cần lau sạch dầu mỡ dính trên bề mặt ăn khớp giữa volant và trục, phải kiểm tra nam châm trong lòng volant có hút bụi sắt vào không, nếu như có bụi sắt thì phải lau sạch, đối chuẩn lỗ khuyết trong volant với chốt bán nguyệt. Sau đó dùng kìm vạn năng cố định volant, vặn chặt bulông cố định volant đạt đến lực siết quy định là 60nm.
3- Vặn chặt bulông cố định quạt gió đến lực siết quy định 12Nm, sau đó lắp nắp che quạt gió, vặn chặt bulông.
4- Nối đầu nối 3P củabộ phát điện, lắp bửng sau bên phải thân xe.
Tháo lắp nắp cạt te phải.
1- Trước hết tháo chốt bán nguyệt và volant sau đó tháo bulông và đầu nối cáp điện, tháo nắp cạt te phải.
2- Tháo vòng đệm và chốt định vị.
3- Kiểm tra phớt dầu của nắp cạt te có hư hỏng không, nếu hu hỏng, phải thay cái mới.
4- Lúc lắp tiến hành các bước ngược lại khi tháo. Chú ý: Thay mới vòng đệm, khi vặn bulông phải vặn theo lối chéo góc từ từ 2,3 lần.
Tháo lắp bánh răng khởi động.
1- Tháo nắp cạt te phải, tháo trục và bánh răng khởi động.
2- Kiểm tra bánh răng khởi động và trục có mòn hoặc hư hỏng gì không.
3) Lúc lắp vào tiến hành các bước thứ tự ngược khi tháo.
Bộ ly hợp một chiều cũng còn gọi là bộ ly hợp đơn hướng. Lúc tháo trước hết tháo nắp cạt te phải, sau đó tháo bulông và bản ngắn dầu.
2- Dùng kìm vạn năng, cố định bánh chủ động của bộ ly hợp, dùng cơ lê tháo bulông cố định theo chiều ngược kim đồng hồ, tháo cụm bộ ly hợp ra.
3- Trước khi tách bộ ly hợp 1 chiều ra phải kiểm tra bộ ly hợp có bình thường không, bánh răng bị động phải xoay ngược chiều kim đồng hồ một cách bình thường mà không thể quay thuận chiều kim được, vặn bánh răng bị động ra bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ lấy bạc đạn kim ra.
4- Tháo bulông 6 cạnh bên trong của đùm ngoài bộ ly hợp một chiều.
5- Tháo đùm ngoài bộ ly hợp, tháo viên bi trụ, chốt hình trụ, lò xo.
6- Kiểm tra đạn kim có mòn không, kiểm tra răng của bánh răng bị động, có mẽ, mòn không. Đo đường kính của răng bị động, dùng giá trị giới hạn tối đa: 32-10mm.
7- Kiểm tra đùm ngoài của bộ ly hợp có mòn không, đo đường kính ngoài của vị trí quay trơn của đùm ngoài, dùng giá trị giới hạn tối đa là 27.90mm. Đồng thời kiểm tra viên bi hình trụ có mòn không, kiểm tra lò xo cómònkhông.
      8- Lúc lắp ráp, trước hết hãy thoa một ít mỡ vào các viên bi hình trụ, lần lượt ráp các viên bi hình trụ, chốt hình trụ, lò xo vào bộ ly hợp một chiều.
Bu lông 6 cạnh lõm
9- Lắp vỏ ngoài của bộ ly hợp, bôi một ít keo dính vào bulông 6 cạnh lõm và vặn chặt vào đến lực quy định là (12N.m) sau đó lắp ở bạc đạn kim vào theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
10- Lắp cả cụm bộ ly hợp 1 chiều, dùng kìm vạn năng cố định bánh chủ động, bôi một ít mỡ bò vào bulông cố định rồi vặn vào theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho tới khi đạt đến lực siết quy định (100N.m).
11- Lắp bản ngăn đầu và bulông, cuối cùng là lắp nắp cạt te phải vào.
CHƯƠNG VIII
CỐT MÁY VÀ CẠT TE
Lúc tiến hành sửa chữa bộ biến tốc và cốt máy, chúng ta phải tháo cạt te. Thông thường khi tiếng tạp âm trong cạt te quá lớn chủ yếu là do đầu to hoặc đầu nhỏ của thanh truyền (tay dên) bị mòn quá hay là do bạc đạn cốt máy quá mòn, cũng có thể là do thanh truyền bị cong, biến dạng.
THỰC HÀNH THÁO CẠT TE
1- Dùng dụng cụ tháo volant (dụng cụ chuyên dụng) tháo bánh răng khởi động phản xung (chống giặt) tháo mũ vô nắp sên cam, dùng một con bulong 6mm vặn vào lỗ ren (có thể dùng bulông ở nắp cạt te phải rút bulông ra, tháo nắp sên cam và vòng đệm như hình chữ O.
2- Tháo bản căng sên cam và sên cam, tháo vòng đệm như hình chữ O.
3- Tháo bulông cạt te phải, đặt cạt te xuống dưới, tháo cạt te phải, chú ý tuyệt đối không dùng tua vít để cạy, mà phải dùng một cái búa nhựa gõ vào nhiều vị trí khác nhau để tách cạt te, cạt te trái ra.
4- Tháo vòng đệm và chốt định vị, tháo cốt máy, đồng thời cạo những chỗ bị vòng đệm dính chú ý không được làm xây xước bề mặt tiếp điện.
THÁO LẮP VÀ KIỂM TRA CỐT MÁY TRỤC KHUỶU
I-THÁO:
         Nếu như bạc đạn cốt máy bên trái vẫn còn trên trục có thể dùng dụng cụ vạn năng và dụng cụ chuyên dùng tháo bạc đạn ra. Nếu như bạc đạn cốt máy dính trên cạt te trái thì gõ bạc đạn ra, gõ từ phía ngoài. Chú ý: bạc đạn đã thay một lần rồi thì phải thay bạc đạn mới.
2- KỂM TRA:
Dùng thước kẹp đo kích thước đầu to của thanh truyền, sử dụng giá trị giới hạn tối đa: 0,55mm.
1- Căn cứ vào tạo độ X.Y đo kích thước của đầu to thanh truyền, dùng giá trị giới hạn tối đa là: 0,10mm.
2- Đặt cốt máy lên miếng gỗ hình chữ V dùng đồng hồ đo bách phân đo độ lệch tâm của cốt máy, dùng giá trị giới hạn tối đa: 0,10mm.
3- Lúc lắp ráp thì tiến hành thứ tự các bước ngược lại lúc tháo.
THAY BẠC ĐẠN CẠT TE PHẢI
1- Trước hết từ trên cạt te trái, tháo thân cạt te phải ra, tháo bulông, tháo đĩa bộ lọc dầu, vòng đệm chữ O sau đó tháo bạc đạn cốt máy phải.
2- Dùng dụng cụ chuyên dụng lắp bạc đạn cốt máy phải vào cạtte phải.
      3- Thay mới vòng đệm hình chữ O, trước hết bôi một ít mỡ bò vào vòng đệm hình chữ O rồi lắp vào,sau đó lắp đĩa của bộ phận lọc dầu vào.
      4- Lắp và vặn chặt bulông đến khi đạt lực siết quy định (14N.m) lắp cạt te phải vào cạt te trái.
LẮP CẠT TE

1- Trước hết lắp cốt máy, sau đó lắp chốr định vị và đệm lót cuối cùng lắp cạt te phải vào cạt te trái, vặn chặt bulông cạt te phải cho đến lực siết quy định (12N.m).
2- Lắp dây sên cam và bản căng sên, thay mới vào vòng đệm kín hình O, bôi một ít mỡ bò vào vòng đệm kín hình O rồi lắp vào.
3- Thay phớt dầu mới vào vòng đệm kín hính O và lắp vào nắp sên cam bôi một ít mỡ bò vào vòng đệm kín hình O và phớt dầu, lắp nắp sên cam và vòng đệm kín hình I, chú ý: lúc lắp nắp không được làm xây xước phớt dầu.
4- Vặn chặt bulông nắp sên cam cho tới lực siết quy định (12Nm) lắp bánh răng khởi động phản xung vào.
THÁO LẮP TRỤC CHỦ ĐỘNG
1- Trước hết tháo bộ ly hợp, bánh xe curoa bị động và hộp số, sau đó gõ tháo trục chủ động ở cạt te trái ra, chú ý: không được làm xây xước trục và ren, tháo phớt dầu của trục chủ động.
2- Dùng dụng cụ tháo bạc đạn vạn năng (dụng cụ chuyên dụng) tháo bạc đạn trục chủ động.
3- Dùng dụng cụ chuyên dụng lắp bạc đạn mới vào trong cạt te.
4- Trước hết đặt bộ ống ráp vào vòng bạc đạn trong của cạt te trái, vặn cái cán trục lắp ráp tổng hợp vào trục chủ động, cố định trục lắp ráp tổng hợp lại, vặn chặt bulông theo chiều ngược kim đồng hồ để nối 2 cạt te lại với nhau.
5- Lắp phớt dầu trục chủ động vào cạt te bên trái.
CHƯƠNG IX
HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐỒNG HỒ ĐO
I .Khái quát chung
Hệ thống điện của động co xe honda được cấu tạo bỏi các bộ phận sau đây: Hệ thống điện nguồn, hệ thống đánh lửa, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu, hệ thống khởi động và hệ thống đồng hồ đo. Các hệ thống này được nối liền với các thiết bị điện thông qua hệ thống dây dẫn.
Hệ thống điện nguồn. Xe honda sử dụng cả nguồn xoay chiều và một chiều để cung cấp điện cho các hệ thống, hệ thống nạp điện hệ thống chiếu sáng được nguồn xoay chiều cung cấp điện, tòan hệ thống tín hiệu, đánh lửa, khởi động và hệ thống đồng hồ đo thì do nguồn một chiều (bình acquy) cung cấp.Nguồn điện một chiều
Của xe honda là sử dụng lọai acquy (6M9). Sau khi chế axit lỏang Vào 10 phút sau là có thể dùng được, trong suốt quá trình sử dụng không cần phải đổ thêm axit, như vậy có thể tiết kiệm hơn các lọai acquy khác, và cũng tiện sử dụng hơn .
Chú ý:Nếu như xe ngưng chạy một thời again dài thì phải tháo bìnhacquy
Ra khỏi xe, nạp đủ điện rồi cất vào chổ thóang mát
                       THỰC HÀNH
 I. THÁO BÌNH ACQUY
1.     Lật đệm cao su lên, tháo 2 óc vít, mở nấp hộp acquy.
2.     Tháo đai nạp điện cực của acquy.
3.     Tháo dây cáp điện  cực âm trên acquy, sau đó tháo cáp cực dương .
4.     Lấy bình acquy từ trong hộp acquy ra.
II.NẠP ĐIỆN ACQUY
        Chọn  nguồn điện áp 12V trong bộ sạt acquy, trước hết dùng dòng điện 1A, phân bìệt cực âm, cực dương rồi nối vào hai cực của acquy ,nạp dòng điện nhỏ, thời gian tương đối dài, thông thường từ 10-16 h
Sau khi nạp xong, nếu đo điện áp mà vẫn thấp hơn 12,5V thì chứng tỏ acquy đã bị hư phải thay bình acquy mới
III. BỘ PHÁT ĐIỆN
 1.Nguyên lý họat động của bộ phát điện.
        Trên bánh trớn (volant) của động cơ người ta lắp 6 thanh nam chăm vĩnh cửu có cùng kích thước , hình dạn để làm Rotor ngòai và lấy các cuộn dây làm Rotor, cấu tạo .
        Lúc volant chuyễn động, kéo theo 6 cục Nam châm vĩnh cửu quay tròn tạo thành từ trường quay, lực từ trường cắt xuyên qua các cuộn dây cố định một cách không liên tục, căn cứ vào nguyên lý cãm ứng điện từ . Trong đường về lúc mở của cuộn dây, sản asinh ara dòng điện cảm ứng xoay chiều. Đây chính là nguyên ký họat động của máy phát điện xoay chiều.
      2 .Kiểm tra, sửa chửa bộ phát điện.
       Bộ phát điện của xe honda là bộ phát điện được làm mát bằng gió, trên thanh volant, người ta lắp thêm cánh quạt gió, lúc volant quay bộ cánh quạt cũng  quay theo tạo thành gió làm hạ nhiệt độ của bộ phát điện và các bộ phận của nó. Vì vậy , khi sử dụng xe chúng ta phải thường xuyên kiểm tra các cửa lọt gió của cánh quạt có bị tắt nghẽn gì không.
 Khi bộ điều chỉnh áp suất và bộ nắn dòng của hệ thống nạp điện bị hỏng hóc hoặc phát ra điện áp không phù hợp, cần phải đo lại điện áp phát ra của bộ phát điện hoặc đo lại giá trị điện trở của cuộn dây của máy phát điện xoay chiều xem hình 3-12-9
         3. Hệ thống đánh lửa CDI.
 a. Nguyên lý họat động CDI.
      Từ hình trên chúng ta có thể thấy, hệ đánh lửa được acquy cung cấp điện khi công tắt(công tắt đánh lửa) ở trạng thái đóng dòng điện acquy chạy vào đường về tăng áp trong cụm CDI, đường về tăng áp sẽ tăng điện áp của acquy từ 12V lên khỏang 220V và nạp điện cho tụ C .
Khi động cơ chuyễn động kéo theo bánh trớn quay đến đúng thời điểm đánh lửa bộ phận phản ứng trên roto dần dần tiếp cận với cuộn dây mạch xung, làn cho cuộn dây mạch xung sản sinh ra dòng điện mạch xung, thông qua thiết bị điều khiển chạy về cực điều khiển bán dẫn chỉnh lưu làm thông mạch bán dẫn.
     Sau khi bán dẫn chỉnh lưu thông mạch dòng điện 220V từ trụ điện C  có thể  đi qua bán dẫn chỉnh lưu phóng điện vào cuộn dây sơ cấp của bộ biến điện làm cho điện áp ở đọan đường về từ o tăng lên khỏang 220V,sự đột biến này làn cho cuộn dây thứ cấp cảm ứng phát ra dòng điện cao thế đạt đến khỏang 15000V-20.000V làm cho Bougie phát ra tia lửa điện đốt cháy hổn hợp khí trong lòng xy lanh .
     Khi công tắt máy (công tắt điện) mở ra, cụm CDI không cóa điện họat động, làm cho hệ thống đánh lửa ngưng họat động, động cơ ngưng họat động .
       Do hệ thống đánh lửa của xe honda sử dụng nguồn điện do bình acquy cung cấp cho nên, khi động cơ vận hành ở tốc độ thấp nhưng vẫn có đủ năng lượng ổn định để đánh lửa.
       Quá trình sau đây là 3 quá trình họat động của CDI , gồm tụ C nạp điện
      Thông qua bán dẫn chỉnh lưu, tụ C phóng điện.
      Chú ý: Khi động cơ ngưong họat động không nên bật công tắt máy (công tắt điện )sang vị trí ON (tức là nối thông điện nguồn cho CDI ) ne   611u không thời gian dài sẽ rất dễ làm cháy hỏng CDI.
 b. Hệ thống chiếu sáng.
    Hệ thống đèn chiếu sáng gồm có đèn chiếu sáng đằng trước(đèn cốt, pha)đèn phanh sau, đèn soi sáng công tơ met ( đèn sương mù).hệ thô1ng chiếu sáng của xe honda do nguồn điện xoay chiều của bộ phát điện cung cấp, tức là khi động cơ họat động thì hệ thống chiếu sáng mới họat động.
 c. Hệ thống tín hiệu
        Hệ thống tín hiệu gồm có:Đèn chuyển hướng (signal), đèn phanh,  còi, tòan bộ đều do acquy cung cấp điện . Từ sơ đồ ta có thể thấy lúc bật công tắt máy về vị trí ON là hệ thống tín hiệu đã có thể họat động, chỉ cần bật công tắt stương ứng thiết bị điện, ví dụ ấn công tắt đèn báo signal được đẩy vào vị trí chữ L, thì đèn chuyễn hướng trái ( cả trước  và sau ) đều bật sáng . Khi được đẩy về chữ R thì đèn báo chuyễn  hướng phải ( cả trước và sau đều bật sáng ). Sau khi đã chuyễn hướng xong, ấn công tắt thì sẽ tắt đèn báo chuyển hướng công tắt  tự động trả về vị trí cũ.
        Cứ như vậy, ấn vào cong tắt  báo còi, còi sẽ kêu.
 d. Hệ thống khởi động bằng điện . 
        Ngòai hệ thống khởi động bằng chân, xe còn có hệ thống khởi động bằng điện, nó gòm một máy khởi động dùng dòng điện 1 chiều làm quay lấy lại không bỏ sau cho đạt đến mức độ khởi động cơ và đưa động cơ vào trạng thái họat động ổn định.
 Trong phần này, chủ yếu là giới thiệu về nguyên lý của hệ thống khởi động bằng điện .
 Nguyên lý họat động của hệ thống khởi động điện .
         Dòng điện từ cục dương của acquy đi đến tiếp xúc điểm của bộ SOLENOID
        Đến cầu chì (15A) đến công tắt máy , đến cầu chì (10A) rồi đến công tắt phanh trước đến cuộn Solenoid đến nút khởi động, đến công tắt phanh sau đến đèn phanh đến cực âm acquy
        Từ bảng nguyên lý họat động của hệ thống khởi động điện cho ta thấy, lúc khởi động nhất định ta phải bób chặc tay thắng, (bên nào cũng được)mục đích là để đề phòng lúc động cơ tăng tốc bộ ly hợp được nối, động lực truyền ra sau nhưng xe vẫn được giữ đứng yên, tránh được hiện tượng giật xe gây ra sự cố. Cũng có thể nói là, khi  bóp chặc tay thắng mới cho động cơ họat động được .
        Chú ý : Mổi lần ấn khởi động , chỉ nên ấn khỏang thời gian 5s . Sau đó thả ra khỏang 10s sau mới tiếp tục ấn lại lần khác .
        Nếu như ấn khởi động 3 lần mà động cơ vẫn không nổ thì nên kiểm tra lại chứ không nên tiếp tục ấn nút khởi động, nếu không sẽ làm hư bình acquy  hoặc thậm chí có thể làm hư hỏng hệ thống khởi động điện.
   e . Thiết bị đồng hồ đo
          Thiết bị đồng hồ đo của xe honda bao gồm: Đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ báo xăng, côngtơmet, đèn báo chuyển hướng, đèn báo pha và thiết bị báo định kì thay dầu bôi trơn.
           Đồng hồ báo định kỳ hay dầu bôi trơn (nhơt) báo chu kỳ bảo hiểm định kỳ thay dầu bôi trơn. Khỏang (0km-999 km).
 Khi xe chạy đã đạt đến số  km quy định đã thay đổi bôi trơn. Báo cho chúng ta đến kỳ thay dầu, khi thay xong, thì đút chìa khóa vào lổ rảnh phía dưới đồng hồ điều chỉnh lại đồng hồ báo, tức là cho quay về số 0 , lúc này đồng hồ báo sẽ chuyễn về màu xanh .
  Khi đồng hồ báo định kỳ thay dầu nhớt chuyễn từ màu xanh sang màu đỏ, tức là báo cho ta biết  đã đến lúc cần phải thay dầu bôi trơn, lúc đó chúng ta phải tến hành thay dầu nếu không dầu dể quá thời gian quy định sẽ làm ảnh hưởng tuổi thọ của động cơ .


Thẻ : Xe máy

Bình Luận

Back To Top