Bài viết liên quan
I/ Công dụng:
Hệ thống điện đèn còi có nhiệm vụ tạo tín
hiệu, chiếu sáng cho xe khi đi trong đêm tối , chỗ đông người, xe đổi hướng để
bảo đảm an toàn giao thông.
II/ Các thiết bị trên hệ thống điện đèn còi:
1. Các loại đèn: Trên môtô và xe gắn
máy thường dùng các loại đèn chiếu và tín hiệu như sau:
-
Đèn chiếu sáng: Gồm có một đèn gần(
cốt ) và đèn chiếu xa( pha ) gắn ở phía trước xe. Đèn có thể dùng bóng hai tim,
một chiếu gần, một chiếu xa hnư đa số các xe của Nhật,hoặc dùng 2 bóng, mỗi
bóng 1 tim như ở xe Vespa, đèn này dùng điện xoay chiều của cuộn dây đèn ở
volant manhêtic đi ra. Đa số xe gắn máy
dùng điện 6v, xe môtô 12v công suất của đèn xe nhật thường khoảng 15v cho mỗi
đèn chiếu. Ví dụ ở xe honda kí hiệu đèn chiếu sáng là 6v-15/15W ( điện thế 6v,
công suất mỗi tim 15W). xe honda cub 6v/25/25W.
-
Đèn lái và đèn phanh: (Tail & Stop
lamp ): gắn ở phía sau xe gọi là đèn sau. Đa số các xe nhật 2 đèn này đều dùng
một bóng 2 tim. Một ít xe dùng 2 bóng mỗi bóng một tim. Các loại đèn này cũng
giống như đèn trước đều dùng mát ở đuôi đèn ( sườn xe ). Đèn lái chiếu sáng
cùng một công tắc với đèn trước thường có công suất nhỏ hơn, đèn phanh sẽ sáng
khi nào ta đạp phanh ( thắng ) đèn này có công suất lớn hơn thường dùng nguồn
điện của ăcqui. Trên các xe nhật thường dùng công suất đèn sau là 6v- 12/3W hay
6v- 12V/3W.
-
Đèn soi công tơ mét:(
Speed dometer lamp): Gắn trong đèn trước ở phía dưới đồng hồ chỉ tốc độ xe.
Bóng đèn có kích thước nhỏ hơn các loại đèn khác. Đèn dùng điện xoay chiều cùng
công tắc với đèn lái và chiếu sáng. Công suất nhỏ thường là 1,5W hay 3W, đuôi
đèn thường lấy mát ở sườn xe.
-
Đèn số không ( Neutral indicater lignt) : Cấu tạo tương tự như đèn soi sáng công tơ
mét, gắn trong đèn trước cạnh đồng hồ tốc độ ( dưới miếng kiếng nhỏ màu xanh).
Công suất thường 1,5W hay 3W. Đèn dùng nguồn điện ăcqui đuôi đèn cách mát, được
nối xuống một công tắc ở đuôi heo số bên mâm lửa. Khi nào xe ở số không thì
công tắc sẽ nối mát làm đèn sáng, lúc sang số công tắc ngắt mát đèn tắt.
-
Đèn báo rẽ (
Trun signl, winker lamp) : Trên xe nếu có loại đèn này thì được bố trí 4 đèn, 2
đèn báo rẽ phải, 2 đèn rẽ trái. Ơ phía trước đèn được bố trí ở hai bên tay lái.
Phía sau ở hai bên dè chắn bùn. Đèn dùng nguồn điện của ắcqui, công tắc được bố
trí trên tay lái. Khi muốn quẹo ta phải mở công tắc đúng hướng muốn quẹo, hai
đèn một bên sẽ sáng rồi lu mờ ( nhấp nháy) nhờ qua cục chớp ( Flasher Relay )
nên tạo được sự chú ý của người khác khi xe quẹo. Công suất của mỗi bóng đèn
thường dùng là 8W hay 10W.
2. Cục chớp (Flasher Relay) : có công dụng cho dòng điện từ ắcqui đến bóng đèn quẹo
lúc nhiều lúc ít làm cho bóng đèn nhấp nháy. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt
động như sau:
-
Khi
ta mở công tắc điện từ ăcqui đến cức A rồi chia làm hai ngã: một qua mặt vít K
để qua cực B, một qua điện trở R qua cực B, nhưng điện trở R lớn nên điện hầu
như qua mặt vít K đến cực B tới bóng đèn làm bóng đèn sáng.
-
Cực B
tới bóng đèn làm bóng đèn sáng. Cực B làm bằng hai kim loại có hệ số giãn nở
khác nhau ( lưỡng kim nhiệt) nên khi điện đi qua sẽ nóng lên giãn nở làm cho
mặt vít K mở ra. Lúc này điện đi từ ắcqui đến A qua điện trở R để qua B mới đến
bóng đèn, do đó bóng đèn mờ đi. Khi vít K đã mở thì điện không đi qua làm cực B
nguội lại, vít K lại đóng, đèn lại sáng tỏ, cứ như thế mà đèn nhấp nháy.
-
Trên
hộp cục nháy có ghi kí hiệu 6v- 8W- 2-75 c/m có nghĩa là hộp nháy dùng điện thế
6v có khả năng dùng cho hai bóng đèn 8W và nhảy 75 lần trong một phút.
3. Các công tắc điều khiển: Gồm các công tắc sau :
-
Công tắc đèn chiếu sáng: ( công tắc chính) : Được bố trí trên tay lái như xe honda hay trên công
tắc máy như xe Yamaha, Suzuki,… nếu ở công tắc máy thì công tắc có 3 vị trí :
vị trí tắt máy, vị trí mở công tắc máy, vị trí mở công tắc đèn. Dù bố trí ở đâu
đi nữa thì khi mở công tắc này các đèn sau đây sẽ sáng: Đèn cốt hay pha, đèn
lái , đèn soi sáng công tơ mét.
-
Công tắc đèn pha, cốt: Công tắc này chỉ có tác dụng khi nào công tắc chính đã mở. Công tắc
thường gắn trên tay lái có hai vị trí: chiếu gần ( L), chiếu xa (H).
-
Công tắc kèn: Thường là một cái nút bằng nhựa ló ra ngoài khi ta ấn kèn nút này sẽ đẩy
đầu dây kèn nối mát làm kèn kêu.
-
Công tắc đèn số không, đèn báo hết số:
Công tắc này có
nhiệm vụ dẫn điện từ đuôi đèn nối với mát khi xe ở số 0 làm cho đèn sáng lên.
Nó được cấu tạo gồm một miếng đồng sẽ nối với một trụ đồng( được gắn cách với
mát cạcte ) dẫn điện ra mát làm cho đèn sáng. Khi ta sang số, heo số xoay,
miếng đồng xoay theo tách khỏi trụ đồng dòng điện không ra mát đèn không sáng.
Nếu xe có đèn báo hết số thì thêm một trụ đồng nữa nối với dây đèn báo hết số.
-
Công tắc đèn phanh ( đèn thắng ):
Đây là công tắc nối hoặc ngắt mạch điện
dẫn đén bóng đèn phanh. Nó được điều khiển bởi bàn đạp thắng sau.
Gồm một đoạn nhựa cách điện hình trụ hai
bên áp sát hai miếng đồng ở đầu hàn với dây dẫn điện, phần dưới hai miếng đồng
ôm sát một khúc nhựa cách điện khác. Khúc nhựa này luôn luôn bung lên nhờ một
lò xo. Phần hai khúc nhựa có dự trù lỗ để móc lò xo nối với bàn đạp thắng.
Khi ta đạp thắng , khúc nhựa bị kéo xuống
ép lò xo lại, khâu đồng trên khúc nhựa xuống theo nối hai lá đồng lại với nhau,
điện được nối mạch đèn sáng lên. Khi buông thắng , khúc nhựa không bị kéo xuống
lò xo bung ra khúc nhựa bị đẩy lên, khâu đồng lên theo ngắt mạch điện đèn không
sáng nữa.
-
Công tắc rẽ: công tắc này được gắn lên trên tay lái có công dụng nối dòng điện từ
ắcqui đến hai bóng đèn bên phải hay bên trái khi ta mở công tắc. Công tắc có 3
vị trí, vị trí giữa: dòng điện ắcqui đến đèn bị ngắt ở công tắc. Vị trí rẽ phải
( R ) điện từ ắcqui nối mạch dẫn đến 2 bóng đèn bên phải. Vị trí rẽ trái ( L )
điện được nối dẫn đến hai bóng đèn bên trái.
4. Kèn ( còi ) : Mục đích phát ra tín hiệu âm thanh khi cần thiết để đảm bảo an toàn giao
thông. Trên xe gắn máy chủ yếu dùng còi điện . còi được cấu tạo bao gồm: màng
rung, cuộn dây tạo nam châm điện, tiếp điểm ( vít bạch kim ), cơ cấu điều chỉnh
âm lượng và các chi tiết phụ thuộc khác.
-
Nguyên lý làm việc: Khi bấm nút còi, dòng điện đi từ ắcqui qua mặt vít đến cuộn dây gây nam
châm trở về mát. Dòng điện qua cuộn dây toạ ra từ trường hút miếng thép gắn với
đế trục màng rung đi xuống. Màng rung xuống theo đập xuống màng thép phát ra
tiếng kêu. Lúc đế màng rung đi xuống sẽ đè mặt vít mở ra ngắt dòng điện. Khi
vít vừa mở từ trường trong cuộn dây mất đi, dưới tác dụng của lò xo l1 để màng
rung bị đẩy lên làm hai mặt vít bạch kim đóng lại trong cuộn dây lại xuất hiện
từ trường,… cứ như thế mà màng rung va đập liên tục trên màng thép gây ra tiếng
kêu ( tầng số màng rung từ 200- 400 chu kỳ trong một giây). Tụ điện trong còi
có tác dụng bảo vệ vít bạch kim khỏi bị cháy, do dòng tự cảm sinh ra khi ngắt
dòng điện. Muốn điều chỉnh âm thanh tiếng còi ta hiệu chỉnh vít điều chỉnh sau
còi.
5. Nắn điện ( Diode hay cục sạc)
:Trên các xe gắn máy có ắcqui thì mới có diode, còn gọi là cục sạc. Đó là một
linh kiện bán dẫn có hai cực, có công dụng nắn dòng điện xoay chiều thành dòng
điện một chiều nạp vào bình ắcqui. Các xe cub đời 81 trở về sau thì diode gắn
chung với ổn áp dòng điện. Cub 81,82,84, DD dùng cục sạc 3 chân. Cub 86,87,
Dream dùng cục sạc 4 chân.
6. Bình điện ( ắcqui) : Acqui là một bình chứa điện một chiều trên xe gắn máy có nhiệm vụ cung
cấp điện cho máy khởi động, cho hệ thống đánh lửa ( Nếu xe có trang bị máy khởi
động, hệ thống đánh lửa bằng ắcqui ), cho kèn, đèn stop, đèn số không, đèn báo
rẽ,…. Nó còn nhận điện của cuộn dây đèn ở volant manhêtic nạp vào ngang qua một
diode.
-
Cấu tạo của bình ắcqui: Trên xe gắn máy thường sử dụng ắcqui chì ( còn gọi là ắcqui axít ). Điện
áp thường là 6v hoặc 12v cho xe có đề gồm có : Một vỏ bình có các ngăn riêng, 3
ngăn cho bình 6v, 6 ngăn cho bình 12v. trong mỗi ngăn thường có hai nhóm thẻ
đặt xen kẽ nhau. Các thẻ âm dương này được giữ không cho chạm nhau nhờ các tấm
cách điện nằm giữa, các tấm này mềm, xốp có tính chất thẩm thấu để dung dịch
axít có thể tiếp xúc đều hai mặt thẻ. Các thẻ đặt trên các sóng đỡ ở đáy bình,
đề phòng khi các bột chì rã rơi xuống nằm ở đáy bình không tạo thành vật nối
điện ở các thẻ. Mỗi ngăn như vậy được gọi là một ắcqui đơn, các ắcqui đơn được
nối với nhau bằng các cầu nối và tạo thành bình ắcqui.
-
Ngăn
đầu và ngăn cuối của hai bình có hai cọc ló ra được làm theo dạng trụ côn (
hoặc nối bởi một đầu dây ). Đó là cọc âm ( được sơn màu đen, dấu ( -) , chữ N,
hoặc dây màu xanh ) và cọc dương ( sơn màu đỏ, dấu ( + ), chữ P, dây màu đỏ).
Mỗi hộc đều có lỗ để thông hơi và đỗ dung dịch. Dung dịch đỗ vào bình là một
dung dịch axít sunforic, đỗ vào từng ngăn theo mức qui định, thường phải ngập
các cạnh trên của thẻ khoảng 5- 10 mm.
-
Phản
ứng hoá học trong bình ắcqui : thường có hai quá trình hoá học thuận nghịch đặc
trưng xảy ra là quá trình nạp điện và phóng điện.
Khi nạp điện cho ắcqui phải nối ắcqui với
nguồn điện một chiều ( máy phát điện một chiều hay xoay chiều qua diode hoặc
máy nạp ắcqui ). Do tác dụng của dòng điện nên xảy ra phản ứng như sau:
2 PbSO4 +2 H2O + H2SO4 phóng_____ nạp Pb + PbO2 + H2SO4
Tại thẻ âm, chất sunfát chì ( PbSO4
) bị phân tích ra chì nguyên chất (Pb). Ơ thể dương sunfát chì bị phân tích ra
ôxy chì ( PbO2 ) và dung dịch
axít sunforic ( H2SO4 ) xuất hiện đầy đủ. Lúc bình đầy
điện các phản ứng hoá học chậm lại . nếu tiếp tục nạp thì dòng điện sẽ phân
tích nước thành H2 và O2 bay lên nên ta thấy sủi bọt. Vì
thế nước cạn dần, nồng độ dung dịch tăng, do đó trong quá trình nạp phải đổ
thêm nước cất.
Khi ắcqui phóng điện quá trình sẽ ngược lại
với lúc nạp. Trong lúc phóng điện axít sunforic bị hấp thụ để trở thành sunfát,
còn nước thì bị phân hoá ra, do đó nồng độ dung dịch giảm đi. Acqui sẽ phóng
điện khi nối nó với hệ thống tiêu thụ và cũng có thể tự phóng điện. Khi các thẻ
âm dương hoàn toàn trở thành sunfát chì ( PbSO4 ) thì ắcqui hết
điện.
-
Đặc tính của ắcqui:
·
Điện thế: thường là 6v
hay 12v.
·
Điện dung :được tính
bằng Ampere giờ ( AH).
Với các bình dùng ở xe gắn máy thường 4 AH
hoặc 6 AH. Trên xe môtô thường là 7AH hoặc 14 AH ( Điện dung 4AH có nghĩa là
bình điện phóng 1A trong 1H thì sau 4 giờ bình sẽ hết điện. Hoặc nếu phóng
cường độ 0,4 A trong 1 giờ thì sau 10 giờ bình sẽ hết điện.
-
Tỷ trọng axít
sunforic:
Độ dung dịch axít trong bình có thể cho biết
mức điện hiện có trong bình. Như ta đã biết , khi bình đầy điện thì số axít
hiện hữu tối đa trong bình. Do đó dung dịch có tỷ trọng cao. Khi bình phóng
điện axít tác dụng với chì nên trên các thẻ nên số lượng axít giảm, do đó tỷ
trọng dung dịch thấp hơn lúc đầy điện.
Tỷ trọng dung dịch axít Tình trạng của bình
Ơ 800 F hay 26,60 C
1,280 hay 320 Baumé Bình đầy điện
1,246 hay 290 Bình điện còn
75/100
1,214 hay 260 Bình điện còn 50/100
1,150 hay 200 Bình hết điện
Ghi Chú :
-
Khi đo tỷ trọng dung
dịch axít ở mỗi hộc ( ngăn ), nếu sai biệt nhau quá 0,25 hoặc khi đo điện thế
các hộc sai biệt nhau quá 0,25v thì nguyên nhân gây ra cả hai trường hợp là
bình quá cũ, các thẻ bị chai cứng hoặc chạm nhau.
-
Giữ cho mức dung dịch
luôn luôn đầy đủ trong bình thường cao hơn mặt trên các thẻ khoảng 5- 10mm. Khi
mực dung dịch hạ thấp, ta dùng nước cất châm thêm vào bình. Chỉ được thêm dung
dịch axít vào bình khi nào tỷ trọng dung dịch thấp cho dù bình đã nạp đầy đủ
điện. Khi súc bình phải đổ dung dịch axít mới đúng tỷ trọng, chỉ đổ vào bình
khi dung dịch đã nguội.
-
Chỉ dùng điện một
chiều để nạp vào bình. Khi nạp cho cường độ dòng điện thấp ( khoảng 1/10 - 1/20
điện dung ) và kéo dài thời gian nạp.
-
Khi sử dụng bình ,
không kéo dài thời gian phóng điện với dòng điện có cường độ quá lớn như dùng
máy khởi động. Nếu thời gian sử dụng cường độ quá lớn bình sẽ mau hết điện và
các thẻ mau chai.
-
Dung dịch axít
sunforic rất nguy hiểm khi dính vào da thịt, quần áo. Nếu thấy bị dính phải đi
rửa ngay lập tức.
-
Khi nạp điện vào bình,
ta nên mở nắp đậy đẻ hơi thoát ra dễ dàng. Nếu thấy nhiều bọt nổi lên ta biết
bình đã đầy điện.
III. Mạch điện ( đi dây ):
Đối với xe nhật hay xe Honda, Suzuki,
Yamaha,…. Có dùng ắcqui cho hệ thống điện đèn còi thì mạch điện như sau: Trong
mâm lửa có 2 cuộn dây :
-
Cuộn dây lửa nối song
song với tụ điện, vít lửa ra đầu dây màu đen ( hoặc đen sọc đỏ), đầu này dùng
cho hệ thống đánh lửa tức nối với bộ biến điện và công tắc.
-
Cuộn dây đèn ra hai
đầu dây, đầu dây màu vàng dùng cho đèn chạy đêm, đầu dây màu trắng ( màu xanh)
có số vòng ít hơn dây vàng vài chục vòng ) dùng để nạp cho ắcqui. Riêng cho xe
Honda dame ( C50) và cub 78 cối còn có ra thêm một đầu dây màu hồng ( số vòng
nhiều hơn dây màu xanh) cũng để nạp vào ắcqui ( như vậy xe C50 dây nạp ắcqui có
một dây nạp mạnh và một dây nạp yếu). Các xe từ cub 78 cánh về sau dây màu
trắng nạp ắcqui, dây màu vàng đèn chạy đêm, nạp trực tiếp vì có ổn áp.
IV. Hư hỏng sửa chữa:
1. Kiểm tra bộ nắn điện ( Diode) :
Có thể dùng Omh kế hoặc bình
ắcqui, phương pháp thử như sau :
-
Lấy hai đầu dây của
Ohm kế nối vào hai cực của Diode xong rồi đổi đầu dây. Quan sát kim chỉ ở hai
lần đo một lần điện trở rất nhỏ, một lần điện trở vô cùng lớn chứng tỏ Diode
còn dùng được.
-
Nếu dùng ắcqui thì ta
nối tiếp Diode với một bóng đèn, đầu còn lại của Diode và bóng đèn nối với hai
cực của bình ắcqui. Xong ta đổi đầu dây nối với 2 cọc bình. Trong 2 lần, một
lần bóng đèn sáng và một lần bóng đèn không sáng chứng tỏ diode còn dùng được.
2. Điều chỉnh đèn chiếu sáng phía trước ( cốt pha ) :
Dựng xe cách một bức tường khoảng
9- 10 mét. Đo chiều cao từ tâm mặt kiếng đèn xuống đất, gạch lên tường một gạch
phấn bằng chiều cao ấy. Cho động cơ nổ, bật công tắc đèn. Nếu để pha ( đi đường
ngoại thành ) thì tâm của chùm tia phải trùng với gạch phấn trên tường. Nếu để
cốt ( đi trong thành phố ) thì tâm của chùm tia sáng trùng với một gạch thấp
hơn gạch trước 1/5.
Muốn điều chỉnh, nếu ở các xe
nam thì nới lỏng ốc giữ đèn hai bên rồi nâng lên hay hạ xuống. Nếu ở các xe nữ
như C50, Suzuki, M30,… hoặc các xe đèn bắt cố định thì phía dưới vành kiếng đèn
có một ốc hiệu chỉnh.
3. Kiểm tra kèn, hộp nháy:
Muốn biết kèn còn dùng được hay
không ta phải thử bằng cách nối hai đầu dây vào nguồn điện ắcqui. Nếu kèn không
kêu hay không kêu tốt là do các nguyên nhân sau : Dây dẫn điện bị đứt hay hở
mạch, màng rung rách hay lụng, cuộn dây tạo từ đứt, mặt vít dơ hay bị cháy, vít
điều chỉnh âm lượng hiệu chỉnh sai.
Nếu hộp nháy không hoạt động thì
ta tháo ra kiểm tra mặt vít, điện trở và lưỡng kim nhiệt.
4. Hư hỏng thường gặp :
-
Đèn không sáng: nguyên
nhân:
Bóng đèn hỏng, dây dẫn điện đứt, chạm mát ,
thiếu mát, công tắc đèn hỏng vì chạm mát hay dơ không ăn điện, cuộn dây đèn
đứt, chạm mát.
-
Đèn khi sáng khi tắt:
nguyên nhân:
Đầu mối dây lỏng, vỏ cách điện bị trầy lúc xe
dao động chạm mát, đuôi đèn bắt mát không chặt, dây dẫn bị đứt trong ruột.
-
Bóng đèn mờ: nguyên
nhân : Đèn chiếu sáng phía trước mờ có thể là do bắt lộn dây đèn lái qua đèn
thắng, cuộn dây đèn bị nối tắt số vòng còn ít. Thiếu mát ở cuộn dây hay ở đèn.
Các bóng đèn dùng ắcqui mờ hay không sáng là do : bình ắcqui yếu, bình ắcqui hư
mạch nạp ắcqui đứt hay sút dây. Bộ nắn ( diode) bị hỏng.
·
Giải thích ký hiệu màu dây ở hệ thống điện:
BK(Bi) : Black: màu đen
Br : Brown: màu nâu
Gr( G): Green: xanh lá cây
G(Gr) Gray : màu xám
W : White: trắng
Y :Yellow: vàng
R :Red: đỏ
O : Orange : màu cam
Bl (Bu):
Blue : xanh biển
P : Pink: màu hồng
LBu :xanh biển lợt
LG : xanh cây lợt
Gr/Y: xanh/vàng
B/R :đen/đỏ
B/W : đen/trắng
B/Y : đen/vàng
R/B : đỏ/ đen
W/B: Trắng /đen
W/R : Trắng /đỏ
Y/R : Vàng/ đỏ
G (W- tupe ) xanh ống trắng.
R (W- tupe) đỏ ống trắng
W ( Y- tupe ) Trắng ống vàng.
M : Magenta : Màu tím.
Thẻ :
Giáo trình sửa xe,
Xe máy
Bình Luận