Giáo trình phần 5: Hệ thống đánh lửa trên xe gắn máy - Kỹ thuật Xe Cộ
  1. »
  2. »
  3. »
  4. Giáo trình phần 5: Hệ thống đánh lửa trên xe gắn máy

Giáo trình phần 5: Hệ thống đánh lửa trên xe gắn máy

Bài viết liên quan



I.                  Nhiệm vụ của hệ thống điện:
-      Hệ thống điện trong xe gắn máy có nhiệm vụ cung cắp dòng điện cao thế tạo tia lửa điện mạnh nẹt ở bugi đúng vào thời điểm cuối nén đầu nổ để đốt cháy hoà khí đã được nén ở áp suất cao và nhiệt độ cao .
-      Ngoài ra hệ thống còn cung cấp điện cho các thiết bị dùng điện như các loại đèn, còi và các tín hiệu khác. vì vậy người ta chia hệ thống tha2nhhaipha612n riêng biệt là hệ thống đánh lửa và hệ thống điện đèn còi.
II.               Khái niệm về điện :
 1/ Dòng điện
-         Sự lưu thông của điện tử đi qua đường dây dẩn điện tạo thành 1 dòng điện . Nếu ta nối 1 sợi dây dẩn cho dòng điện đi qua ta gọi là đóng mạch và cắt dây không cho lưu thông ta gọi là cắt mạch. Trên thực tế có hai loại dòng điện .
-         Dòng điện một chiều ( ký hiêu là DC ) là dòng điện đi qua một chiều nhất định . Người ta quy ước dòng điện đi từ cực (+) sang cực (-) sử dụng nguồn của bình ăcquy hoặc pin .
-         Dòng điện xoay chiều ( ký hiệu là AC ) là dòng điện ở nửa chu kỳ đầu di chuyển theo chiều này với theo chiều ngược lại ở nửa chu kỳ sau.
 2/ Từ trường :
-         Một nam châm thiên nhiên có tính hút kim loại như sắt thép than  v.v…xung quanh đầu ảnh hưởng của nó người ta gọi là từ trường .
-         Một thỏi nam châm trong thiên nhiên cò hai cực Bắc và Nam. Nếu hai cực để gần nhau ta sẽ tấy hiện tượng cùng cực đẩy nhau , khác cực thì hút nhau.
-         Nếu ta đặt một thỏi nam châm dưới một tấm kiếng , trên tấm kiếng có rắc mạt kim loại ta sẽ thấy các mạt kim loại xếp thành những đường cong từ cực nầy sang cực kia và có chiều vào nam ra bắc
Lực tuyến điện

N
S


3/  Cảm  ứng từ : (còn gọi là lấy nam châm làm ra dòng điện)
Trong từ trường của một nam châm ta dùng một sợi dây dẩn quấn trên một lõi sắt hai đầu dây nối qua bóng đèn . Thí nghiệm cho thấy lúc nam châm và cuộn dây đứng yên  thì bóng đèn không cháy khi ta cho một trong hai di chuyển hoặc quay tròn thì bóng đèn cháy . sự kiện trên chứng tỏ rằng lúc di chuyển nghĩa là làm cho từ trương nam châm thay đổi thì trên cuộn dây sẽ có dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng
4/ Cảm  ứng điện :
-   Thí nghiệm cho thấy rằng khi một cuộn dây có dòng điện chạy qua thì xung quanh nó tạo ra một từ trường áp dụng định luật trên người ta quấn hai cuộn dây đặt kề bên hoặc chồng lên nhau . Cho dòng điện đi qua cuộn thứ nhất ( gọi là cuộn sơ cấp )
-   Nếu dòng điện không thay đổi thì bóng đèn cuộn thứ 2 sẽ không cháy nghĩa là không có điện. Nếu ta cho d2ng điện xoay chiều hoặc dòng điện có công tắt đóng mở dòng điện sơ cấp thí trên cuộn thứ 2 sẽ sinh ra dòng điện , hiện tượng trên gọi là cảm ứng điện.
 5/  Mass(mát) :
-         Trong hệ thống điện đoạn dây nối từ cực (+) của bình ăcquy hoặc đầu dây ra của cuộn dây lửa dẫn đến hệ thống tiêu thụ gọi là dây nóng . Để tie61`t kiệm đường dây người ta chỉ cần bắt mối còn lại tiếp xúc thật tốt  với dàn sắtxi người ta gọi là dây nguội bắt với mast . Dây diiện mast là tất cả những chổ bằng kim loại dẫn điện như  động cơ , khung xe , hệ thống giảm sốc , hệ thống điều khiển v…v…
-         Trên thực tế người ta thố`người nhất chọn màu xanh lá cấy làm dây điện dẫn mast  chia tới nhiều ngã .
III.CẤU TẠO GUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HTĐL (Volent Magnectic )
 1/ Công dụng và phân loại .
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ cung cấp dòng điện cao thế tạo tia lửa điện mạnh nẹt ở bugi đúng thì để đốt cháy khói và khí đã được ép lên áp suất và nhiệt độ cao sẽ giản nở và sinh công.
          Trên mô tô và xe gắn máy thường dùng ba loại HTĐL như sau:
   a/ HTĐL  bằng điện từ dùng nguồn điện xoay chiều ( Volent Magnetic ) .                                                      Hệ thống này dùng hầu hết trên các loại xe gắn máy có công suất nhỏ và trung bình như :Honda, Yamaha,Suzuki, ….. dưới 65cc hoặc Vespa, Lampeta .
  b/  Hệ thống đánh lửa dùng nguồn điện một chiều của ắcqui ( HTĐL bằng ắcqui)
-   Hệ thống này thường dùng trên một số mô tô có công suất lớn như Honda 90 , Honda 250 , Yamaha 125 , Cub 78,79,80 loại có đề .
-   HTĐL bán dẫn( điện trở ) Hệ thống này áp dụng ở một số ít mô tô xe máy hiện đại có số vòng quay đ/c trên 5000 vòng / phút như Honda cub ( nhật Mô tô Vicka ( Liên xô ) mô tô Babetta ( Tiệp Khắc ) và các loại xe gắn máy từ đời 81 trở về sau .

A/ HTĐL BẰNG ĐIỆN TỪ ( VOLENT MAGNETIC )

Lối đánh lửa này vật điện thông dụng trên các loại xe máy các đ/c xăng nhỏ như máy phát điện, bơm nước , ghe máy… Ngoài nhiệm vụ cung cấp dòng điện cao thế trong Bugi hệ thống còn phát ra dòng điện hạ thế cung cấp điện đèn , còi nạp vào ắcquy qua bộ nắn điện dioze.



II/ Cấu tạo hệ thống này gồm :
 1/ phần di động:
Là bánh trớn gắn ở đầu cốt máy trên cốt máy có gắn những phím nam châm vĩnh cữu nằm xen kẽ với những khối cựa bằng sắt non. giửa bánh trớn là cam cắt điện thường được tán chung với bánh trớn ( hoặt rời như xe Môbilết ) dùng để điều khiển vít lửa đóng mở . Các xe có tốc độ cao như  SS50 , Hon da 90 ở cam cắt điện còn có cơ cấu dánh lửa sớm tự động áp dụng lực ly tâm bằng một quả tạ . Bánh trớn được định vị vị trên cố máy nhờ chốt clacct . Ngoài ra phía ngoài có ghi mủi tên chỉ chiều quay của động cơ . Dấu từ điểm thượng và dấu đánh lửa . Dấu F là điểm cam lửa , dấu T là từ điểm thượng . Dấu II là góc độ đánh lửa tự động .
 2/ phần cố định:
Còn gọi là mâm lửa  nằm phía trong culát lửa được bắt vào bên trong culát động cơ . Trên mâm lửa còn có các chi tiết sau :
a.     Cuộn dây đèn  : có tác dụng sinh ra điện hạ thế 6W hay 12W để dùng cho hệ thống điện đèn còi . Đó là một cuộn dây đồng có chất cách điện đường kính dây trở ½ ly quấn khoảng 250-300 vòng trên một thỏi thép non do nhiều miếng ghép lại với nhau . Một đầu dây được nốt với mát , đầu dây còn lại được nối với hệ thống tiêu thụ như đèn còi
b.     Cuộn dây lửa : có công dụng sinh ra dòng điện hạ thế(sơ cấp )dùng cho hệ thống đánh lửa
-   Đó là cuộn dây đồng có bọc chất cách điện , đường kính dây trở ½ ly quấn khoảng 250-300 vòng trên một thỏi thép non do nhiều miếng ghép lại với nhau . Một đầu dây được nốt với mát , đầu dây còn lại được nối với tụ điện hay vít lửa
-   Đối với một số xe bộ phận biến điện rời như Mô bi lết Shap Cađi . Trên cuộn dây lửa có 2 cuộn quấn chồng lên nhau. Một cuộn dây lớn gọi là cuộn dây sơ cấp 1 đầu được nối vào mát đường kính dây trở ½ ly quấn khoảng 250-300 vòng , đầu còn lại vào tụ điện hoặc vít lửa, cuộn dây nhỏ gọi là cuộn thứ cấp một đầu hàn vào cuối dây sơ cấp đường kính dây từ 5/1000 đến 10/100 ly quấn khoãng 1500 0 đến 20000 vòng ngoài cuộn sơ cấp đầu còn lại hàn với dây cao thế dẫn đến bugi, bên ngoài cuộn dây bọc kỹ lại bở một lớp nhựa cách điện.
 c.  Tụ điện: Tụ điện nối theo mạch rẽ với cuộn dây sơ cấp có nhiệm vụ sau:
-      Hút tia lửa điện phát sinh ra giữa hai mắt vít lửa lúc vừa chớm mở để có thể cắt điện được nhanh chóng. Tia lửa khõi làm cháy hai mặt vít. Nhận luồng điện khi hai vít vừa mở ra và phóng ngược chiều với dòng điện sơ cấp, làm cho cuộn dây sơ cấp triệt tiêu nhanh hơn (thay đổi đột ngột) nên tia lửa cao thế sinh ra đến bugi sẽ mạnh hơn.
-      Tụ điện được cấu tạo bằng hai bản nhôm mỏng cở 1/100 ly cuốn lên nhau. Hai bản cách nhau bằng một lược giấy mỏng tẩm nến. Một đầu có của một bản nhôm nối với một sợi dây dẫn ra ngoài đặt hở chính giữa đầu tụ điện. Một đầu của bản nhôm còn lại hàn liền với vỏ dẫn ra.
  d.   Vít lửa (vít bạch kim) :
-         vít lủa thực chất là một công tắt được điều khiển bởi cam cắt điện gắn ở volant. Nó gồm có hai mặt vít bằng bạch kim, một gọi là vít đe không cử động được bắt liền vớt mát và có thể hiệu chỉnh được. Một gọi là vít búa chuyển động trên một trục cố định và cách điện với mát một lò so lá bằng thép gắn ở vít búa luôn luôn bung ra nên làm hai má vít luôn chạm sát vào nhau (nối điện). Đến thì đánh lửa đầu cam cắt điện vẹt vào cựa tán làm hai vít mở ra ấy là lút ngắt điện. Khe hở tối đa của vít lửa cở 0,3 đến 0,4 ly.
3/ Công tắt máy:
-         Có công dụng nối dòng điện sơ cấp đẫn xuống mát khi tắt máy và không dẫn xuống mát khi động cơ hoạt động
-         Sơ đồ nguyên lý công tắt honda C50 (Hình vẽ )
-          Khi M nối N máy, máy sẽ nổ, điện sơ cấp từ mâm lửa lên thẳng qua cuộn sơ cấp của bobin sườn. Khi ngừng máy ta cúp công tắt,  nút đề điện dẫn từ cục nguồn đến công tắt sẽ đi xuống mát không lên được đến bobin sườn nên không có tia lửa nẹt ở bugi
4/ Bộ biến điện
-         Còn gọi là bobin sườn có công dụng biến dòng điện hạ thế 6V hoăc 12V thành điện cao thế khoãng 15000V để tạo thành tia lửa nẹt ở bugi. Nó áp dụng nguyên tắt cảm ứng điện dùng sự thay đổi từ trường của cuộn dây sơ cấp đóng ngắt vào vít lửa, để làm phát sinh trong cuộn dây thứ cấp để cùng quấn chung trên cùng một lõi thép non do nhiều miếng thép mỏng ghép lại với nhau, những lá thép này được ghép cách điện với nhau nhờ lớp keo cách điện mục đích là để ngăn chặn dòng điện ngược.
-         cuộn dây sơ cấp là cuộn dây đồng có bọc lớp cách điện , đường kính  dây có khoảng 0,5 mm quấn khoảng 250-400 vòng. Một đầu nhận điện từ cuộn sơ cấp dẩn tới, một đầu nối với mát.
-         Cuộn thứ cấp một đầu hàn với cuộn dây sơ cấp đầu còn lại hàn với đây cao thế dẫn đến bugi, đường kính dây rất nhỏ khoảng 5/100 mm quấn phiá ngoài cuộn sơ cấp từ 15000 đến 20000 vòng sau đó đổ một lớp nhựa cách điện bao xung quanh hai cuộn dây.
  5/ Bugi :
   a/ Bugi gồm có: một cực trung ương bằng thép hợp kim chịu được áp suất và nhiệt độ cao, cực này nhận điện cao thế từ bobin sườn dẫn tới.
          Một chấu hàn liền với vỏ để truyền điện cho nó (những bugi dùng cho quốc phòng có thể từ hai đến ba chấu). Chung quanh trục giữa được bọc bởi một lớp sứ cách điện loại sứ này cách được điện cao thế để không cho dòng điện rò ra mát trước khi nhảy sang chấu hàn ở trên bugi, phía thân dưới có phần bằng kim loại, trên vỏ kim loại có dạng lục giác, dưới cùng có ven răn để vặn vào nấp quy lát đường kính trên bugi thường có bốn cở là 10, 12, 14, 18 mm
          Về đặt tính sử dụng ta có hai loại bugi: bugi nóng và bugi nguội
 -  Bugi nóng: là loại bugi có diện tích truyền nhiệt ít mỏ số cách điện dài. loại này  dùng cho động cơ có tốc độ chậm hoặc sử dụng cho những động cơ đã có
 -  Bugi  nguội là bugi có diện tích truyền nhiệt đều mỏ sơ cách địên ngắn. Loại này sử dụng cho động cơ tốc độ cao hay xe đua. Khe hở bugi thường từ 0,4- 0,7 mm.
·     Quan sát bugi để chẩn đoán động cơ:
 Sau một thời gian sử dụng ta có thể tháo bugi ra quan sát để biết tình trạng của động cơ.
-         Trên động cơ còn tốt, bộ chế hoà khí điều chỉnh đúng, tầm đánh lửa đúng thì phần sứ cách điện nơi mỏ bugi có màu gạch, lòng bugi có ít bụi đen.
-         Nếu lòng bugi có đóng một lớp bụi than đen cứng có ngời là do dầu bị cháy, cho ta biết động cơ đã cũ, máy đã lên dầu. Có thể giảm bớt hậu quả bằng cách dùng bugi nóng.
-         Nếu lòng bugi đóng toàn lọ đen khô và dễ biến thành bụi, đó là triệu chứng của hoà khí dư xăng, khi dùng bugi nguội quá cũng có tình trạng này.
-         Nếu lòng bugi có màu trắng xám, đó là triệu chứng của hoà khí thiếu xăng.
·     Cách sử dụng bugi:
-         Khi ráp bugi vào lỗ, đầu tiên phải vặn bằng tay cho đến lúc bugi gần sát đáy xong mới dùng chìa khoá siết cứng để tránh tình trạng làm hư răng quylát.
-         Luôn luôn tháo ráp bugi với một chìa khoá tuýp đúng kích thước.
-         Không nên dùng bugi có phần răng quá dài hay quá ngắn.
-         Mỗi lần ráp nhớ xem bugi có còn đệm hay không. Nếu mất bugi sẽ không kín, mất sức ép.
  Ta có thể thử bằng cách cho vài giọt dầu vào chân bugi, lúc động cơ chạy nếu dầu sủi bọt hay văng lên là chứng tỏ bugi siết chưa kín.
II/ Vận chuyển:
·     Khi ta mở công tắc đạp máy khởi động động cơ, qua trung gian hệ thống khởi động cốt máy động cơ quay. Volant lắp ở đầu cốt máy quay theo, cam cắt điện quay điều khiển vít lửa lúc mở lúc đóng. Do bánh trớn (volant) quay nên từ trường bên trong thay đổi luôn. Sự biến thiên từ trường cảm ứng vào cuộn dây ở bên trong làm nảy sinh trong cuộn dây này dòng điện hạ thế (6v hay 12v).
·     Đối với cuộn dây đèn thì lúc volant quay là có điện hạ thế ở đầu dây ra hệ thống tiêu thụ, nên đèn sẽ sáng và kèn sẽ kêu khi ta mở công tắc.
·     Đối với cuộn dây lửa thì lúc volant quay nếu vít lửa đóng dòng điện sơ cấp về mát, cuộn dây lửa trở thành một nam châm điện. Như vậy lúc này ta có 2 từ trường, một của nam châm vĩnh cửu, một của dòng điện sơ cấp tạo ra.
·     Lúc vít lửa mở, dòng điện sơ cấp bị cắt đứt, từ trường của dòng sơ cấp bị thay đổi. Sự biến thiên của 2 từ trường cảm ứng vào cuộn dây thứ cấp ở bộ biến điện làm phát sinh ra nguồn điện cao thế trong cuộn dây này, dẫn đến bugi nẹt thành tia lửa điện đốt cháy hoà khí đã ép nóng lên áp suất và nhiệt độ cao xong giãn nở rồi sinh công.
  Tia lửa điện nẹt ở bugi mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện sau đây:
-         Từ lực nam châm vĩnh cửu ở volant mạnh hay yếu.
-         Sự biến thiên từ trường nhanh hay chậm ( tuỳ thuộc vào tốc độ của động cơ) .
-         Sự cắt từ trường phải đúng lúc mạch từ vừa đổi hướng trong lõi thép ( do canh lửa). Khe hở tối đa của vít lửa 0,3- 0,4mm.
-         Hai mặt vít lửa phải sạch sẽ, tiếp xúc tốt.
      Cũng trong lúc vít lửa mở, do hiện tượng tự cảm trong cuộn sơ cấp phát sinh dòng tự cảm có điện thế khoảng 300v. Lúc này tụ điện sẽ hút tia lửa phát sinh ở 2 mặt vít để bảo vệ vít lửa, đồng thời phóng ngược dòng điện vừa hút trở về cuộn dây sơ cấp ở bộ biến điện làm từ trường thay đổi đột ngột nên tia lửa cao thế ở bugi mạnh thêm.
       Muốn tắt máy ta khoá công tắc, dòng điện sơ cấp từ cuộn dây lửa không đến bộ biến điện mà đến công tắc máy về mát, từ trường không biến thiên, điện thứ cấp không có, bugi không nẹt lửa, động cơ không hoạt động.
III/ Điều chỉnh sửa chữa hệ thống đánh lửa:
1.     Cân lửa: Cân lửa là hiệu chỉnh khe hở giữa hai mặt vít thế nào cho tia lửa phóng ra ở bugi mạnh và đúng thời điểm.
  Muốn cân lửa ta phải biết:
·     Chiều quay của volant ( nhìn trên volant có mũi tên hay đạp giò đạp xem chiều quay).
·     Dấu cân lửa ghi trên volant và dấu chỉ thị ghi ở cạcte.
-         Xe honda C50,SS50, PC: Dấu F( Firing point) ngay với dấu gạch ở hông cạcte.
-         Xe Suzuki: mũi tên trên volant hướng xuống đất đúng với dấu cạcte, hoặc chữ A trên volant ngay với chữ B trên cạcte.
-         Xe Yamaha: dấu gạch nơi lỗ bầu dục ở volant ngay miếng sắt chữ L nằm trong mâm lửa.
-         Xe Kawasaki, B.S: dấu gạch trên volant ngay dấu gạch ở cạcte.
 Trường hợp gặp động cơ không dấu hay nhiều dấu lộn xộn thì ta dùng cây que xỏ vào lỗ bugi tìm ĐCT và làm dấu ĐCT ở volant ngay với một dấu cố định nào đó trên cạcte. Theo chiều chạy trên volant ta ghi một dấu khác cách dấu ĐCT vừa làm khoảng 10- 150 đó là dấu cân lửa.
·     Phương pháp cân lửa:
-         Tháo cạcte đậy volant lửa hoặc nắp đậy volant.
-         Xoay volant theo chiều chạy cho đến khi nào dấu cân lửa trên volant ngay với dấu ở cạcte.
-         Xỏ cây vặn vít vào lỗ trống hình bầu dục ở volant nơi ráp vít lửa, nới nhẹ vít siết vít đe.
-         Dùng cây vặn vít nạy nhẹ khe hiệu chỉnh qua lại ( gần ốc siết) và xem khe hở hai mặt vít phải vừa chớm mở ( lưu ý là ở vít đe chỉ có một con vít siết vừa giữ vừa hiệu chỉnh, do đó nếu mở quá lỏng thì hai mặt vít luôn luôn nhập lại không hiệu chỉnh được, còn quá cứng thì nạy không đi). Xong siết ốc giữ lại. Ơ vị trí này nếu ta xoay nhẹ volant tới lui thì thấy vít búa nhịp.
-         Kiểm tra lại bằng cách quay volant lên ĐCT để cam đội vít lửa mở tối đa. Khe hở tối đa của hai mặt vít nằm trong khoảng từ 0,3- 0,4 mm.
 Sau khi cân lửa ta thử lửa rồi cho động cơ chạy thử để biết cụ thể tình hình lửa sớm trễ như thế nào.
  + Nếu lửa sớm: Máy khó nổ, chân đạp máy thường quay trả lại mạnh, đôi lúc nổ dội lại BCHK. Ơ tốc độ cầm chừng máy dộng, chạy không đều nhưng lên ga thì hết. Gặp trường hợp này ta phải chỉnh cho khe hở vít lửa nhỏ lại. Nếu loại mâm lửa chỉnh được thì xoay mâm lửa theo chiều volant.
  + Nếu lửa trễ: Đôi lúc dễ nổ máy, lên ga máy không bốc mà rề rề, cổ bô có màu tím, có tiếng nổ bất thường ở ống bô. Gặp trường hợp này ta phải hiệu chỉnh khe hở lớn ra. Nếu loại mâm lửa chỉnh được thì ta xoay mâm lửa theo ngược chiều quay volant.
2.     Tìm  pan lửa:
  Muốn biết có pan lửa hay không thì trước hết ta phải thử lửa.Nếu đã thử lửa mà không thấy có điện thứ cấp nẹt ở bugi, đầu dây thứ cấp thì là do tại pan lửa, vậy thử lửa hành động như sau:
a.     Nếu có tia lửa màu xanh tím, mập nhảy từ đầu dây bugi sang mát nghe tách tách chứng tỏ lửa tốt.
-         Tiếp tục thử bugi bằng cách để phần kim loại vỏ bugi chạm mát, nối dây vào bugi, lúc ta đạp máy sẽ có tia lửa màu xanh tím nhảy từ cực trung ương sang chấu chứng tỏ bugi tốt.
-         Nếu không có hoặc tia lửa nhảy bậy bạ chứng tỏ bugi hư có thể nứt sứ cách điện, nồi bugi dơ do muội than đóng, khe hở bugi quá lớn hay quá nhỏ ( khe hở bugi thường từ 0,4- 0,7 mm. Nếu lửa mạnh để khe hở lớn, lửa yếu để khe hở nhỏ).
b.     Nếu tia lửa màu vàng hoe hay đỏ phải để gần sát bugi vào mát mới có được là lửa yếu có thể do các nguyên nhân sau:
-         Vít lửa quá dơ hay tiếp xúc không tốt.
-         Tụ điện có điện dung quá yếu.
-         Cuộn dây lửa yếu.
-         Cân lửa không đúng quá sớm hay quá trễ.
-         Bộ biến điện yếu.
c.      Nếu tia lửa không có nẹt ra mát mặc dầu để sát vào mát, có thể do các nguyên nhân sau:
-         Công tắc hư luôn về mát mặc dầu đã mở công tắc.
-         Tụ điện, cuộn dây lửa, vít lửa bị chạm mát.
-         Sút dây bugi ở bộ biến điện.
-         Bộ biến điện bị chạm mát hoặc đứt.
d.     Muốn xác định bộ phận nào hư ta hành động tiếp như sau:
-         Nếu nghi công tắc thì ta rút dây dẫn đến công tắc và cho điện sơ cấp từ mâm lửa đến trực tiếp bộ biến điện rồi thử lại, nếu vẫn không có thì tiếp tục.
-         Tháo đầu dây cuộn lửa từ mâm lửa ra ( thường dây màu đen) hoặc dùng một đoạn dây khác nối.
-         Đạp giò đạp để cho đầu dây này chạm mát.
  Nếu có lửa nẹt ra ( lửa hạ thế) thì chứng tỏ tụ điện, vít lửa và cuộn dây không chạm mát. Như vậy hư hại tại bộ biến điện.
  Nếu không có lửa nẹt ra ở đầu dây chứng tỏ hư trong mâm lửa, có thể cuộn dây lửa đứt,chạm mát hay tụ điện vít lửa chạm mát.
Muốn biết cụ thể ta phải cảo mâm lửa ra quan sát cụ thể bên trong hoặc thử mới phát hiện được.
3.     Kiểm tra các chi tiết hệ thống đánh lửa:
a.     Vít lửa:
-         Hai mặt vít lửa phải phẳng, tiếp xúc đều không vênh hay lệch, mặt vít phải sạch không rỗ, không cháy. Cựa bằng fibre tán vào vít búa không sứt hay quá mòn. Lò xo bung phải còn mạnh, các đệm cách điện phải còn tốt, khô ráo. Khi kiểm tra mặt vít ta cũng có thể biết phần nào tình trạng tụ điện. Nếu mặt vít cháy đen là do tụ điện hỏng. Nếu mặt vít búa lồi ra vít đe lõm vào là do tụ điện yếu, nếu mặt vít đe lồi ra vít búa lõm vào là tụ điện quá mạnh.
b.     Kiểm tra tụ điện:
 Có thể dùng đồng hồ đo điện dung hoặc dùng điện nhà để thử.
-         Dùng đồng hồ đo điện dung thì điện dung của tụ điện dùng trên xe gắn máy thường từ 0,2- 0,2 MF(Micro phara).
-         Dùng điện nhà có thể dùng điện 110v hay 220v bằng cách: cắm hai sợi dây vào lỗ của ổ điện, sau đó dí một đầu dây vào vỏ tụ điện, đầu kia vào cực giữa của tụ điện. Nếu lửa toé mạnh hay cầu chì bị cháy là tụ điện bị chạm mát. Nếu cầu chì không bị nổ, lúc này tụ điện được tích điện. Sau đó rút dây điện ra. Lấy đầu dây giữa của tụ điện quẹt vào vỏ tụ điện, nếu tụ điện tốt sẽ có tia lửa mạnh màu xanh kèm theo tiếng tách. Nếu tia lửa màu đỏ hoe hay không có thì phải thay tụ điện khác.
c.      Kiểm tra cuộn dây lửa, cuộn dây đèn, bộ biến điện:
-         Nếu cuộn dây còn ở trong mâm lửa ta có thể kiểm tra theo thực nghiệm bằng cách: lấy đầu dây ra của cuộn dây chạm mát ( nếu dây lửa thì cô lập khỏi tụ điện và vít lửa). Đạp giò đạp cho cốt máy quay. Nếu có lửa xẹt ra đầu dây chứng tỏ cuộn dây còn dùng được.
-         Nếu có dụng cụ đo như Ohm- kế thì tháo cuộn dây ra khỏi mâm lửa là 1,10 Ohm, nếu điện trở tăng là do đầu dây nối mát bị bẩn hoặc bị muối xanh; nếu điện trở giảm là do các vòng dây bị chạm với nhau ( bị nối tắt).
-         Ta cũng có thể dùng ắcqui để thử bộ biến điện theo nguyên tắc như cuộn dây, nhưng làm như thế chỉ xác định là cuộn dây có bị đứt hay không mà thôi. Muốn thử chính xác ta dùng đồng hồ kiểm tra bộ biến điện để kiểm tra hoặc thay thế vào một xe để biết tình trạng cụ thể.
·     Lưu ý: Cuộn dây lửa hay bộ biến điện bị hỏng thường có hiện tượng không có điện cao thế hay có rất yếu phải cho khe hở bugi vào sát máy mới nổ được.
-         Nếu lúc nguội động cơ dễ nổ nhưng lúc nóng động cơ khó nổ hoặc để nguội mới nổ máy được là cuộn dây lửa hay bộ biến điện bị nối tắt. Có thể do:
 +  Động cơ quá nóng làm tróc lớp ( chất) cách điện các vòng dây.
 +  Chất cách điện xấu bị tróc hoặc bị điện cao thế đánh xuyên thủng.
 +  Sử dụng dụng cụ kềm bánh trớn lúc tháo ráp volant không cẩn thận chạm vào các vòng dây làm tróc chất cách điện.
·     Lưu ý: Nếu rãnh chốt clavét bị lệch hay volant ráp vào bị trật chốt clavét, thử lửa vẫn mạnh nhưng không nổ được vì nẹt không đúng thì.

B. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA DÙNG BÌNH ĂCQUI ( delco):
  Hệ thống này được sử dụng rất nhiều trên các xe môtô, các xe có đề 80 về trước. Hệ thống gồm;
-         Bình ăcqui: là bình chứa nguồn điện một chiều thường trực. Có nhiệm vụ cung cấp dòng điện sơ cấp cho hệ thống đánh lửa, cho máy khởi động( nếu có trang bị) cho các bộ phận khác như đèn, kèn… nó nhận điện nạp vào của máy phát điện , máy này thường gắn ở đầu cốt máy.
-         Công tắc: có nhiệm vụ nối dòng điện từ ắcqui lên bộ biến điện khi động cơ làm việc, và ngắt dòng điện khi động cơ ngừng.
-         Bộ biến điện: thường có 3 cọc, cọc(+) dương với ăcqui, cọc (-) âm nối đến bộ cắt điện, cọc giữa nối với dây cao thế dẫn đến bugi. Cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự như hệ thống đánh lửa bằng điện từ ( volant manhêtic).
-         Bộ cắt điện: Thường gắn ở đầu cốt máy ( động cơ hai thì) hay đầu cốt cam ( động cơ 4 thì ) . Trên bộ cắt điện gồm có các chi tiết:
 +  Vít bạch kim: có công dụng nối hay ngắt dòng điện sơ cấp.
 + Tụ điện: có công dụng bảo vệ vít lửa và phóng ngược dòng điện vừa hút làm tia lửa bugi mạnh thêm.
 +  Cam cắt điện: có nhiệm vụ điều khiển vít lửa, đóng và mở để nối và ngắt dòng điện sơ cấp; cam ngắt điện gắn ở đầu cốt máy hay đầu cốt cam ( vít bạch kim,tụ điện, cam cắt điện cấu tạo như đã trình bày ở hệ thống đánh lửa điện từ).
 +  Dây dẫn điện cao thế từ bộ biến điện đến bugi.
-         Nguyên lý làm việc của hệ thống này tương tự như HTĐL volant manhetic, chỉ khác một điểm cơ bản là dùng điện sơ cấp một chiều thông qua sự đóng ngắt của vít lửa để tạo thành từ trường thay đổi làm cho cuộn thứ cấp của bôbin sườn hoạt động tạo thành tia lửa nẹt ở bugi, loại này có dòng điện rất ổn định, dễ khởi động nhưng lưu ý tuyệt đối không được mở công tắc khi động cơ không nổ, nếu để lâu trên 1 phút dây điện sẽ bị ngắn mạch và bốc cháy.
C. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA BÁN DẪN:
I/ Ưu khuyết điểm của hệ thống đánh lửa bán dẫn:
 Trong những năm gần đây, trên đa số các xe gắn máy có khuynh hướng dùng thiết bị bán dẫn trong hệ thống đánh lửa. Việc sử dụng các linh kiện bán dẫn này ( Transistor, Diode, Capacitor, Resistor,…) nhằm đạt những hiệu quả sau đây:
-         Nâng cao được điện áp đánh lửa thứ cấp lên đến 30kv. Nhờ vậy tia lửa mạnh, ta có thể tăng khe hở bugi ( lên tới 1-1,2mm) dễ dàng đốt cháy nhiên liệu ( kể cả nhiên liệu xăng có pha dầu hay gasoil với tỉ lệ nào đó ) .điều này bảo đảm tăng công suất động cơ và tiết kiệm được nhiên liệu.
-         Có đặc tính đánh lửa tốt, nghĩa là điện áp thứ cấp hầu như không phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ. Có nghĩa là lửa ở bugi luôn luôn mạnh ở cả tốc độ động cơ cao cũng như thấp. Điều này không có được ở hệ thống đánh lửa thường.
-         Các linh kiện có tuổi thọ cao, chịu được sự rung xóc và hình như ít tốn công chăm sóc bảo dưỡng.
 Song hệ thống đánh lửa bán dẫn hiện nay dùng ở nước ta có các nhược điểm sau:
-         Khó khắc phục sửa chữa khi hư hỏng.
-         Giá thành linh kiện bán dẫn cao, khó tìm.
-         Chưa phổ biến rộng rãi, thợ chuyên môn sửa chữa còn ít. Nên giá thành sửa chữa điều chỉnh rất cao.
  Tuy nhiên với khuynh hướng phát triển của kỹ thuật bán dẫn với các tài liệu khoa học kỹ thuật thì các nhược điểm trên không có ý nghĩa gì nữa.
II/ Đánh lửa bán dẫn sử dụng trên xe gắn máy:
1.     Sơ đồ nguyên lý cấu tạo:
  Trong volant ( trên mâm lửa ) có 3 cuộn dây.
-         Cuộn dây lửa ( dây nguồn ) Wng , quấn trên lõi thép non do nhiều miếng lá thép ghép lại với nhau, cuộn này sinh ra dòng điện khoảng 200v dây màu đen sọc đỏ( Bk/R).
-         Cuộn dây đèn giống như các loại xe cũ sinh ra dòng điện 6v hoặc 12v cung cấp cho hệ thống điện đèn còi. Màu trắng (W) dây nạp cho ắcqui, màu vàng(Y) dây chạy đêm.
-         Cuộn dây điều khiển có thể nằm trong hay ngoài volant tuỳ loại nhưng đa số đều nằm ngoài, cuộn dây này sinh ra dòng điện khoảng 1,5-2v. Dây màu xanh biển sọc trắng (Bu/W)hay màu xanh biển sọc vàng(Bu/Y) hoặc tím(M) (Magenta).
-         Ngoài ra còn có dây mát màu xanh lá cây(G,Gr). Dây công tắc đèn báo số 0 màu xanh cây lợt sọc đỏ(LG/R). Tuỳ theo xe còn có dây đèn báo hết số màu xanh cây sọc cam(Gr/O) hay màu hồng(P).
-         Phía ngoài thêm cụm CDI trong đó có 2 diode D­1, D2 1 tụ điện C và một diode điều khiển (SCR). Cuối cùng ra 5 chân:
  +  Chân 1: nối với bôbin sườn màu đen sọc vàng.
  +  Chân 2: dây nguồn - đen sọc đỏ.
  +  Chân 3: công tắc - đen sọc trắng.
  +  Chân 4: mát, (lấy mát ở khoen đồng, xanh cây sọc trắng) màu xanh lá cây( Gr).
  +  Chân 5: dây kích - xanh biển sọc trắng.
  Loại 6 chân thì chân số 6 nối với dây công tắc báo hết số màu xanh cây sọc cam hay màu hồng.
2.     Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ vận chuyển, volant quay nam châm gắn trên đó trước tiên quét qua cuộn lửa sinh ra dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu thành một chiều nhờ diode D1 rồi nạp vào tụ C, trong thời gian rất ngắn tụ C được nạp đầy điện.
Vào cuối thì nén cái cựa nam châm ở vôlant quét qua cuộn dây điều khiển, xuất hiện một sức điện động trong cuộn dây này được chỉnh lưu thành một chiều nhờ diode D2 .Sức điện động này đến cực điều khiển của diode điều khiển SCR làm cho nó làm việc( mở ra). Ngay lập tức tụ C phóng điện qua diode điều khiển trở về mát, mát bôbin sườn, qua cuộn W1 rồi trở về cực còn lại tụ C. Dòng điện qua cuộn W1 của bôbin trong thời gian cực nhanh gây nên trong cuộn thứ cấp W2 dòng điện cao thế dẫn đến bugi nẹt thành tia lửa điện để đốt cháy hoà khí đã ép nóng, xong giãn nở rồi sinh công.
Muốn tắt máy ta đóng công tắc 8, điện từ cuộn lửa ra mát, tụ C không được nạp điện, tia lửa bugi không có, động cơ ngưng hoạt động.

Bình Luận

Back To Top