Bài viết liên quan
Cơ cấu truyền lực đến bánh sau có nhiệm vụ truyền chuyển động từ cốt thứ
cấp của hộp số đến bánh xe phát động, biến chuyển động quay tròn của cốt máy
thành chuyển động tịnh tiến của xe.
Cơ cấu này gồm 3 loại chủ yếu
sau:
1. Truyền lực bằng xích:
Cơ cấu này được dùng rất phổ biến, có thể nói là chiếm tuyệt đại đa số
trong các loại xe gắn máy. Ưu điểm của phương án này là gọn nhẹ , đơn giản, dễ
điều chỉnh. Nhược điểm cơ bản của nó là khó bôi trơn nên xích chóng mòn, khi
xích mòn thường gây hiện tượng kêu và tuột xích.
Cơ cấu gồm có : Nhông kéo xích gắn ở cốt thứ cấp, dĩa xích gắn ở đùm sau
và dây xích nối giữa nhông và dĩa xích.
-
Nhông kéo xích được
gắn ở đầu cốt thứ cấp với hai cấp:
+
Đầu trục thứ cấp hình côn ăn khớp vớt lỗ nhông hình côn và được định vị
bằng chốt clavét, ngoài cùng siết bởi một đai ốc như máy Sachs.
+
Đầu trục thứ cấp có tiện rãnh then hoa ăn khớp với rãnh then hoa ở lỗ
nhông, một mặt bít giữa lỗ tiện rãnh then hoa để ráp vào đầu trục. Sau khi vào
trục mặt bít được quay một góc độ theo rãnh tiện quanh trục để rãnh trên mặt
bít và trục lệch nhau, cuối cùng mặt bít được siết cứng vào nhông nhờ hai vít vào
lỗ ven răng trên nhông như trường hợp xe Honda C 50.
-
Dĩa xích được gắn vào
đùm bánh xe sau. Thường trên dĩa xích có mấu được gắn vào các lỗ ở đùm qua
trung gian các cục cao su giảm chấn.
-
Dây xích truyền lực đa
số đều dùng loại xích đơn, kiểu ống lặn, khớp bản lề. Một vài loại xe như xích
máy Lamrbetta dùng xích kép. Dù xích đơn hay kép, thành phần cơ bản là mặt xích
trong và ngoài. Mỗi mặt xích gồm hai bản nối xích, hai chốt xích và hai ống
lặn. Mặt xích trong và mặt xích ngoài tán nối tiếp nhau. Đốt xích cuối cùng
dùng mắt xích để nối lại với nhau. Mắt xích nối chỉ khác mắt xích ngoài ở chỗ
hai chốt xích dài hơn và có rãnh để lắp khoá hãm.
Để tránh bụi bậm bám vào xích
nhiều hầu hết các loại xe gắn máy đều có cạcte đậy xích.
2. Truyền lực bằng cácđăng:
Cơ cấu truyền lực bằng cácđăng
thường chỉ áp dụng cho một số môtô có công suất lớn. Cơ cấu náy có ưu điểm lớn
và bảo đảm truyền lực đến bánh sau dù bánh sau dao động lớn, nói một cách khác
là dù hộp số và bánh sau bố trí lệch nhau nhiều, cơ cấu này vẫn hoạt động tốt.
Tuy vậy nó có nhược điểm là kết cấu phức tạp, chế tạo khó khăn.
Cơ cấu truyền lực bằng cácđăng
gồm có trục cácđăng, khớp nối chữ thập, cặp bánh răng truyền lực chính lắp trên
bánh sau, ngoài ra còn có khớp nối từ hộp số đến trục cácđăng.
3. Điều chỉnh truyền lực bằng xích:
·
Lưu ý : Khi lắp dây xích thì
đầu hở của khoá hãm nắt xích nối nằm ngược với chiều quay của xích. Nếu ráp lộn
mắt xích nối sẽ bị tuột khi xe chạy.
Trường
hợp xích căng hay xích quá chùng đều ảnh hưởng đến tốc độ của xe đồng thời làm
cho nhông lẫn xích chóng mòn.
·
Phương pháp chỉnh độ chùng của xích:
-
Mở nắp cao su tròn đậy
bên hông cạcte xích, dùng cây vặn vít hay ngón tay xỏ vào rồi nâng dây xích
lên, hạ xích xuống. Khi độ nâng lên hạ xuống cỡ 2 phân là độ căng của dây xích
đúng.
-
Nới lỏng đai ốc siết
cốt đùm sau, nếu xe dùng dĩa rời thì nới thêm đai ốc giữa dĩa xích trong ốc cốt
đùm.
-
Vặn đai ốc điều chỉnh
phía có dĩa sau váo nếu muốn căng thêm, vặn ra nếu muốn cho chùng lại.
-
Vặn đai ốc hiệu chỉnh
bên kia quay thử xem bánh xe sau có ngay không. Nếu bánh xe lệch thì vặn đai ốc
hiệu chỉnh này cho đến khi bánh xe ngay.
-
Xong siết đai ốc giữa
dĩa xích, đai ốc siết cốt đùm lại cho cứng.
-
Như vậy 2 ốc điều
chỉnh thì một bên điều chỉnh xích, một bên điều chỉnh bánh.
·
Xích thường hay trật là do các nguyên nhân sau:
-
Nhông trước và dĩa
xích quá mòn.
-
Xích quá giãn hoặc
điều chỉnh chưa đúng.
-
Sên cũ thiếu bôi trơn
có đoạn cứng đơ.
-
Gắp bánh sau bị lệch
-
Bề dày của cao su giảm
chấn không thích hợp
-
Điều chỉnh bánh sau
không cân.
-
Cốt đùm siết chưa
chặt.
Thẻ :
Giáo trình sửa xe,
Xe máy
Bình Luận