Bài viết liên quan
I/ ĐỊNH NGHĨA CÁC DANH TỪ:
A/
Tử điểm (point
morts):
-
Điểm di chuyển cuối
cùng của piston, tại điểm này piston thay đổi chiều chạy.ta có hai tử điểm: Tử
điểm thượng(TĐT) là điểm di chuyển trên cùng của piston .Tử điểm hạ (TĐH) là
điểm di chuyển dưới cùng của piston.
B/ Khoảng chạy (course) :
-
Là khoảng cách của hai
tử điểm, thường tính bằng mm . kí hiệu là C.
C/ Lòng xylanh :
-
Đường kính đo được
phía trong lòng xylanh. Thường tính bằng mm. Kí hiệu D.
D/ Thể tích xylanh :
Thể tích tạo ra bởi sự di chuyển của piston trong một khoảng chạy. Được
tính bằng cm3 (cc) hay cubin Inch . Ký hiệu V, tính theo công thức:
V = p D2C / 4
E/ Thể tích buồng cháy :
Thể tích còn lại lúc piston ở tử điểm thượng được giới hạn bởi đầu
piston thành xylanh và nắp quylát. Ký hiệu v.
F/ Tỉ số nén :
Là tỉ số giữa thể tích toàn bộ (V + v) trên thể tích buồng cháy. Ký hiệu
e, tính theo công thức :
e = (V +v) / v
V : Thể tích xylanh .
V : Thể tích buồng cháy.
G/ Thì : Là sự tác dụng của khối hoà khí đối với một khoảng chạy ( nửa vòng quay
cốt máy ).
H/ Chu kỳ : Là toàn thể những sự thay đổi về áp suất, nhiệt độ, thể tích của một
khối hoà khí từ khi hút vào xylanh cho đến lúc thành khí cháy thải ra ngoài.
II/ Vận chuyển :
A/ Theo chu kỳ lý thuyết : Để hoàn thành một chu kỳ, Động cơ 4 thì phải vận chuyển 4 thì liên tiếp
đó là :
-
Thì Hút : Ta quay cốt máy
piston từ TĐT di chuyển xuống TĐH tạo áp thấp phía sau nó. Nhờ hệ thống phân
phối khí cam đội xupáp hút mở hoà khí được hút vào lòng xylanh. Khi piston
xuống đến TĐH hoà khí hoà khí vào đầy lòng xylanh, xupáp hút đóng lại.
-
Thì Nén : Piston tiếp tục di chuyển chạy trở lên TĐT, lúc này hai xupáp đều đóng
nên piston ép hoà khí đã hút vào thì trước. Khi piston lên đến TĐT thì áp lực
tăng nhanh khoảng 8-10 kg/ cm2 , nhiệt độ khoảng 3000 c.
-
Thì Nổ : Khi piston lên đến TĐT nhờ hệ thống đánh lửa tia lửa nẹt ở Bugi, đốt
cháy hoà khí vừa bị ép nóng. Hoà khí bốc cháy rất nhanh, áp lực lên đến 30-35
kg/ cm2 , nhiệt độ khoảng 20000 C.Piston bị đẩy xuống rất
nhanh do sự giãn nở của khí cháy. Đó là thì phát động .
-
Thì Thoát : Lúc piston bị đẩy xuống TĐH do quán tính của bánh trớn piston tiếp tục
đi lên, cam thoát đội xupáp thoát mở ra để khí cháy tuông ra ngoài. Khi piston
đếnTĐT thì xylanh sạch khí cháy xupáp thoát đóng lại. Khi piston bắt đầu đi
xuống thì xupáp hút lại mở ra để khởi sự một chu kỳ khác.
Tóm lại sở dĩ gọi là động cơ 4 thì vì muống làm xong một chu kỳ piston
lên xuống 4 lần, cốt cam quay 2 vòng, cốt máy quay một vòng.
B/ Theo Chu Kỳ Thực Tế : (HONDA S 50 )
-
Thì Hút : Xupáp hút mở sớm trước TĐT và đóng Trể 300 sau TĐH sự mở sớm
và đóng trễ có mục đích làm cho xylanh được hoàn toàn đầy đủ hoà khí. Như vậy
tiếng nổ mới mạnh được.
-
Thì Nén : Khởi sự khi xupáp hút vừa đóng và chấm dứt trướcTĐT khoảng 150
lúc ấy bugi nẹt lửa. Ta gọi đó là sự đánh lửa sớm.
-
Thì Nổ : Tia lửa điện nẹt ở Bugi đốt cháy hoà khí rất nhanh (khoảng 1/200 s)
sau khi cháy xong giãn nỡ đẩy piston xuống TĐH. Khi piston còn khoảng 400
đến TĐH xupáp thoát mở.
-
Thì Thoát : Xupáp thoát mở sớm 400 TĐH, khí cháy tuông ra ngoài một
phần lớn trong lúc piston chạy xuống, Piston chạy lên khí cháy tiếp tục tuông
ra ngoài. Xupáp thoát đóng trễ khoảng 50 khi piston qua khỏiTĐT để
khí cháy có thì giờ ra hết trong xylanh. Tại thời điểm này ta thấy xupáp hút mở
sớm 50 trong lúc xupáp thoát chưa đóng ta gọi là hai xupáp cưỡi nhau
( trong khoảng thời gian rất ngắn ấy khí cháy không đủ thời gian dội lại BCHK)
(thời kỳ trùng điệp ).
* Theo chu kỳ thực hành ta thấy rằng :
Xupáp hút
đóng trễ 300 trong lúc piston từ TĐH đi lên nhưng hoà khí không bị
đẩy trở về BCHK là do :
+ Ap suất trong xylanh lúc này nhỏ hơn áp suất khí trời.
+ Mặc dầu piston đi lên nhưng cốt máy quay nhanh trớn hút vẫn còn mạnh.
+ Ở gần tử điểm ta quay cốt máy đi một cung dài nhưng piston chỉ đi một
đoạn ngắn. Xupáp thoát mở sớm 400 trước TĐH làm thì nổ giãn không
trọn vẹn nhưng không ảnh hưởng đến công suất là vì xupáp thoát mở sớm mất đi
một phần hiệu suất nhưng được bù lại trong lúc piston chạy lên không bị cản bởi
sức đối áp của khí cháy, nhờ vậy mà công suất động cơ tăng lên.
III. ĐỘNG CƠ HAI THÌ :
1/ Cấu Tạo Tổng Quát :
-
Đa số xe gắn máy đều
dùng động cơ hai thì như : Mobylette ( pháp), Sachs (tây đức ), suzuki, yamaha,
kawasaki, Bridgestone,….
-
Một động cơ hai thì
gồm các chi tiết và hệ thống sau:
+ Chi tiết cố định : cạcte, xylanh, quylát.
+ Chi tiết di động : piston, xécmăng, thanh truyền, cốt máy,bánh trớn.
+ Hệ thống nhiên liệu (tương tự như động cơ 4 thì).
+ Hệ thống đánh lửa (tương tự như động cơ 4 thì).
+ Hệ thống làm mát (tương tự như động cơ 4 thì).
2/ Đặc điểm cấu tạo:
-
Động cơ 2 thì trên
xylanh có 3 lỗ, khoảng 8/10 khoảng chạy xuống là lỗ thoát để bắt ống thoát. Đối
diện với lỗ thoát là lỗ nạp thông với cạcte, dưới cùng là lỗ hút để bắt bộ chế
hòa khí.
-
Trên đầu piston động
cơ xưa thường có 1 cái bướu có công dụng làm cho hòa khí bị đốt cháy được thảy ra ngoài dễ
dàng qua lỗ thoát.
-
Cạcte: phải nhỏ và
thật kín vì piston trong lúc chạy xuống sẽ ép hòa khí ở cạcte đưa lên xylanh.
Như vậy hệ thống phân phối khí ở xe 2 thì tùy thuộc vào vị trí của piston đóng
mở các lỗ ở xylanh và cạcte kín.
Riêng xe YAMAHA, VESPA, xe 2 thì đời mới chỉ
có 2 lỗ là thoát và lỗ nạp. Còn lỗ hút được bố trí ở cạcte và đóng mở nhờ dĩa
hút (quạt xăng) hoặc má cốt máy. Ở xe YAMAHA thì dĩa hút mở khi piston cách TĐT
720 và đóng lại sau khi qua khỏi TĐT 540. Ở xe
Bridgestone dĩa hút sẽ mở khi piston cách TĐT 720 và đóng lại sau khi
qua khỏi 490. Ở xe Vespa thì lỗ hút mở đóng tùy thuộc vị trí má cốt
máy. Xe 2 thì đời mới lỗ hút bố trí ở cạcte được điều khiển đóng mở nhờ lưỡi gà
.
Vì dùng cạcte để hòa khí do đó trên động cơ 2 thì không đổ nhớt
vào cạcte để làm trơn bằng cách pha nhớt vào xăng với tỉ lệ khoảng 3-6 %, lúc
vận chuyển hơi nhớt sẽ chui vào các khe hở để làm trơn các chi tiết.
Lưu
ý: động cơ 2 thì cạcte không kín như phốt mòn, đệm không kín, siết vít giữ
cạtte máy không chặt động cơ sẽ không nổ được mặc dầui tất cả các chi tiết còn
lại đều tốt
3/ Vận chuyển:
Muốn làm xong một chu kì động cơ
2 thì trãi qua 2 giai đoạn (2 thì) sau:
* Thì thứ 1 : piston từ TĐH lên
TĐT.
-
Phía trên piston: lỗ
nạp và thoát mở, hòa khí ở cạtte nạp vào thì trước tiếp tục nạp vào xylanh. Khí
cháy tiếp tục thoát ra ngoài. Khi lỗ thoát và nạp đóng, piston bắt đầu ép hòa
khí trong lòng xylanh.
-
Phía dưới piston: tạo
áp thấp trong cạtte, hút hòa khí ở bìng xăng con vào cạtte.
* Thì thứ 2: piston từTĐT xuống
TĐH.
-
Khi piston lên đến TĐT
thì áp lực trong xylanh từ 6- 8 kg/cm2 nhiệt độ khoảng 2800c
nhờ hệ thống đánh lửa tia lửa điện nẹt ở bugi đốt cháy hòa khí đã ép nóng xong
giản nở đẩy piston đi xuống.Khi piston di chuyển xuống 8/10 khoảng chạy lỗ
thoát mở khí cháy tuôn ra ngoài, kế đến lỗ nạp mở hoà khí bị ép dưới piston lúc
chạy xuống theo lỗ nạp vào xylanh. Khi piston xuống đến TĐH nhờ bánh trớn
piston lại chạy trở lên và một chu kỳ khác lại tiếp tục.
Như vậy sỡ dĩ gọi là động cơ hai
thì bởi vì muốn làm xong một chu kỳ piston lên xuống hai lần và cốt máy quay
một vòng .
4/ So Sánh Động Cơ 2 Thì Và Động Cơ 4 Thì :
a.
Thuận lợi :
-
Động cơ hai thì đơn
giản hơn động cơ 4 thì vì không có xupáp và các bộ phận điều khiển xupáp như sên cam, cốt cam, cò mổ .
-
Chạy êm hơn động cơ 4
thì vì không có tiếng kêu đóng mở xupáp và các cơ cấu phụ thuộc.
-
Quay đều vòng hơn động
cơ 4 thì vì mỗi vòng quay là một thì phát động, còn động cơ 4 thì thì hai vòng
quay mới có một thì phát động.
-
Cùng công suất máy 2
thì nhẹ hơn máy 4 thì và ít bộ phận hơn.
-
Không cần phải có thợ
lành nghề để hiệu chỉnh xupáp, cân cốt cam.
b.
Bất tiện :
-
Cùng một cở máy ( cùng
đường kính, khoảng chạy, tỉ số nén,…) Động cơ hai thì tiêu thụ nhiều xăng hơn
động cơ 4 thì và có hiệu suất nhỏ hơn. Ví dụ : Cùng 1 cở, động cơ 4 thì có 10
mã lực thì động cơ 2 thì phải có 20 mã lực. Nhưng thực tế chỉ có 15 mã lực.
Sự giảm công suất ấy là do các nguyên nhân sau :
-
Sự cần thiết phải mở
sớm lỗ thoát 8/10 khoảng chạy xuống làm cho sự giãn nở khí cháy không trọn vẹn.
-
Một phần hoà khí sẽ bị
khí cháy lôi ra ngoài vì hai lỗ thoát nạp cùng mở.
-
Dùng piston để ép hoà
khí ở cạcte làm giảm bớt 1 phần công suất của động cơ.
Vì những lý do vừa kể trên nên
động cơ hai thì chỉ được áp dụng ở một số động cơ có công suất nhỏ như xe gắn
máy.
VD: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA VÀI LOẠI ĐỘNG CƠ THÔNG DỤNG.
Hiệu xe
|
Đường kính xylanh (mm )
|
Khoảng chạy piston (mm )
|
Thể tích xylanh (cc)
|
Tỉ số nén (e)
|
Suzuki
HONDA C50
HONDA C65
VESPA 150
SACHS
YAMAHA 125
HONDA SS50
HONDA PS,PC
SUZUKI DAME
HONDA S90
SUZUKI M30
HONDA CUB C70 D
HONDA CUB C50
BABETTA (TYPE 210)
SUZUKI 100
YAMAHA YB 100
PEUGEOT P80
DREAM-ATREA
CHALY 50
|
41
39
44
57
38
56
39
42
41
50
43
47
39
39
51
52
48
50
39
|
38
41,4
41,4
57
41
50
41,4
35,6
38
45,6
38
41,4
41,4
41
48,8
45,6
39
49,5
41,4
|
50
49
63
145,45
48
123
49
49
50
89,6
50
73
49
49
90
93
70,6
97
49
|
7
8,8
8,8
6,8
6,8
9,5
9
6,3
8,2
6,3
8,8
10
9,3
6,5
6,8
8,8
8,8
|
Thẻ :
Giáo trình sửa xe,
Xe máy
Bình Luận